【soi cầu.mobi】Doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống trên "đường đua" lợi nhuận

  发布时间:2025-01-11 01:49:49   作者:玩站小弟   我要评论
Lo ngại lạm phát, nhiều doanh nghiệp đặt kế hoạch lợi nhuận giảmLợi nhuận doanh nghiệp xuất khẩu thủ soi cầu.mobi。
Lo ngại lạm phát,ệpngànhthựcphẩmvàđồuốngtrênquotđườngđuaquotlợinhuậsoi cầu.mobi nhiều doanh nghiệp đặt kế hoạch lợi nhuận giảm
Lợi nhuận doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hồi phục tốt
Doanh nghiệp lương thực – thực phẩm nỗ lực đổi mới để giữ vững thị trường
Doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống trên
Các doanh nghiệp ngành F&B đang nỗ lực phục hồi hậu Covid-19. Ảnh: H.Dịu

Nhóm F&B nào có cơ hội tăng trưởng?

Theo thống kê của Công ty Chứng khoán Mirae Asset, tổng doanh thu của 78 doanh nghiệp ngành F&B niêm yết năm 2021 đạt 279.000 tỷ đồng, tăng trưởng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, các chi phí sản xuất tăng nhanh làm giảm biên lợi nhuận gộp dẫn đến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp ngành F&B nói chung chỉ tăng 1,1% so với cùng kỳ. Không chỉ vậy, chi phí phòng chống bệnh tăng cao kèm với các nỗ lực của doanh nghiệp để kích thích tiêu dùng dẫn đến chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng nhanh. Hệ quả là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi năm 2021 của các doanh nghiệp ngành F&B giảm 2,3% còn 33.935 tỷ đồng.

Bước sang năm 2022, các doanh nghiệp trong ngành này đều đang nỗ lực phục hồi hậu Covid-19 song lại bị ảnh hưởng bởi những căng thẳng từ xung đột Nga – Ukraine. Nga và Ukraina là hai quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất châu Âu. Không chỉ vậy, Nga còn là nhà cung cấp dầu mỏ, khí đốt, dầu hạt hướng dương, phân bón và sắt thép lớn trên thế giới. Vì thế, hiện giá thành của một số hàng hóa thực phẩm cơ bản như lúa mỳ, đậu tương, bơ, ngô… đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia của Mirae Asset, xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu lương thực là hai nhóm doanh nghiệp F&B có cơ hội gia tăng lợi nhuận tốt nhất năm 2022. Việt Nam là nước xuất khẩu cá tra lớn nhất thế giới, là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của cá Minh Thái từ Nga. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra và các thủy sản thay thế sẽ được hưởng lợi trực tiếp. Doanh nghiệp ngành đồ uống cũng có cơ tăng trưởng trước việc Việt Nam đã mở cửa trở lại hầu hết dịch vụ.

Phân hóa mục tiêu lợi nhuận

Với những cơ hội nêu trên, các doanh nghiệp ngành F&B đã đặt kế hoạch lợi nhuận rất cao. Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn mới đây đã trình cổ đông kế hoạch doanh thu thuần 13.000 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ và lãi sau thuế trong năm 2022 dự kiến đạt 1.500 tỷ đồng, tăng 36%. Ngoài ra, doanh nghiệp được mệnh danh là "nữ hoàng cá tra" còn lên kế hoạch sẽ chi 1.530 tỷ đồng để đầu tư xây dựng một số nhà máy chế biến trong năm 2022.

Trong cùng lĩnh vực, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang dự kiến doanh thu thuần đạt 1.450 tỷ đồng (tăng 20%) và lãi trước thuế đạt 200 tỷ đồng, gấp 4 lần năm trước. Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia cũng kỳ vọng đem về 8.300 tỷ đồng doanh thu thuần (tăng 45%) và 900 tỷ đồng lãi sau thuế trong năm 2022, tương đương gấp 6,6 lần so với năm trước).

Với lĩnh vực đồ uống, Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) dự kiến đặt kế hoạch doanh thu thuần 34.791 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 4.581 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 32% và 17% so với thực hiện trong năm 2021. Báo cáo của Sabeco nhận định, cuối năm 2021, đầu năm 2022, điểm sáng phục hồi hoạt động kinh tế - xã hội nói chung và ngành sản xuất - kinh doanh bia nói riêng là triển khai kích cầu hoạt động du lịch, nhà hàng. Mặc dù vậy, ngành sản xuất - kinh doanh bia vẫn gặp những thách thức do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, khan hiếm hàng hóa, tắc nghẽn giao thông và cước phí vận tải tăng cao.

Với Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (MCH), đây là doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đóng gói lớn nhất Việt Nam với sản phẩm chính là gia vị, mỳ ăn liền, thịt chế biến, đồ uống… theo đánh giá, việc giá nguyên liệu tăng sẽ ít ảnh hưởng tới tăng trưởng lợi nhuận của MCH do các sản phẩm chủ yếu ở phân khúc cao cấp. Không chỉ vậy, MCH còn có doanh thu đến từ đồ uống (cả không cồn và có cồn) cùng với sản phẩm giặt tẩy là những nhóm hàng sẽ có khả năng tăng trưởng cao khi thị trường phục hồi.

Tuy vậy, vẫn còn không ít doanh nghiệp khá “dè dặt” đưa ra kế hoạch lợi nhuận cho năm 2022. Công ty Thủy sản MeKong đặt kế hoạch lợi nhuận tăng bằng lần, với mức tăng hơn 3 lần năm trước, nhưng con số tuyệt đối chỉ vỏn vẹn 1 tỷ đồng. Theo ban lãnh đạo Công ty, thị trường xuất khẩu truyền thống vẫn còn hạn chế vì các rào cản kỹ thuật ngày càng phức tạp hơn. Ảnh hưởng xấu từ dịch Covid-19 vẫn còn lớn, nhất là việc tăng chi phí đầu vào và biến động lực lượng lao động. Bên cạnh đó, nạn cạnh tranh không lành mạnh trong ngành như bán phá giá, tranh giành khách hàng… vẫn còn tiếp diễn đã làm giá đầu vào tăng nhanh trong khi giá bán không theo kịp.

Còn với Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam, năm 2022, ban lãnh đạo Công ty đặt mục tiêu doanh thu 22.558 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 918 tỷ đồng.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Như So, Chủ tịch HĐQT Dabaco, các chỉ tiêu kinh doanh được công bố dựa trên đà tăng trưởng từ nội lực sẵn có và những yếu tố về mặt thị trường một cách thận trọng, khả thi và chưa tính đến các dự án đang được triển khai như dự án Khu chăn nuôi công nghệ cao tại Thanh Hóa, Phú Thọ (mở rộng), dự án Nhà máy sản xuất dầu thực vật giai đoạn 2, Nhà máy sản xuất vắc xin… Tuy nhiên, mức lợi nhuận này đã tăng khoảng 10% so với năm 2021, nhưng kết quả lợi nhuận của năm 2021 lại suy giảm tới 40,7% so với năm 2020.

Ngoài ra, ban lãnh đạo của Dabaco còn nhận định, 2022 dự báo tiếp tục là một năm đầy khó khăn khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, đi kèm theo đó là sự đứt gãy chuỗi cung ứng - sản xuất - chế biến - tiêu thụ cùng dấu hiệu bùng phát trở lại của các ổ dịch cúm gia cầm và dịch tả lợn châu Phi, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức nuôi tái đàn.

相关文章

最新评论