您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【vdqg mêxico】TP.Hồ Chí Minh: Nỗ lực thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ 正文

【vdqg mêxico】TP.Hồ Chí Minh: Nỗ lực thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ

时间:2025-01-10 18:55:13 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

DN trưng bày sản phẩm tại Triển lãm về CNHT tại TP.HCM. Ảnh: NGUYỄN HUẾ. Còn manh mún, nhỏ lẻTheo S vdqg mêxico

tpho chi minh no luc thuc day cong nghiep ho tro

DN trưng bày sản phẩm tại Triển lãm về CNHT tại TP.HCM. Ảnh: NGUYỄN HUẾ.

Còn manh mún,ồChíMinhNỗlựcthúcđẩycôngnghiệphỗtrợvdqg mêxico nhỏ lẻ

Theo Sở Công Thương TP.HCM, 4 ngành công nghiệp trọng yếu của thành phố bao gồm: Cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, cao su - nhựa và chế biến lương thực, thực phẩm và hai ngành truyền thống là dệt may - da giày đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, sản xuất các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và XK. Tuy nhiên, đặc trưng chung của 6 ngành này đều có quy mô DN nhỏ lẻ, manh mún, mối liên kết giữa các ngành trong sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Nguyên phụ liệu chủ yếu là NK và các DN chưa chuẩn bị tốt cho quá trình hội nhập.

Theo số liệu của Cục Thống kê TP.HCM năm 2014, số DN nhỏ và siêu nhỏ trong ngành cơ khí chiếm đến 97%, ngành chế biến tinh lương thực thực phẩm 95%, ngành da giày 88% và ngành dệt may là 90%, trên tổng số DN. Không chỉ yếu về tiềm lực, mối liên kết giữa các DN trong tất cả các ngành chưa thực sự rõ nét. Điển hình, ngành cơ khí vốn được cho là có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp máy móc thiết bị, linh phụ kiện và công cụ cho tất cả các ngành trên. Tuy nhiên, kết quả khảo sát của Cục Thống kê TP.HCM năm 2015 cho thấy khả năng cung ứng của ngành cơ khí còn khá xa so với nhu cầu của các ngành khác. Cụ thể như đối với ngành dệt may vẫn phải NK 100% máy móc và từ 75% đến 86% phụ tùng. Thiết bị sản xuất của ngành da giày – túi xách cũng NK chủ yếu từ Đài Loan (50%), Hàn Quốc (20%) và Trung Quốc (10%), máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất của ngành chế biến tinh lương thực thực phẩm cũng chủ yếu là NK.

Bên cạnh đó, mặc dù sản phẩm CNHT do DN trong nước cung cấp nhưng phần lớn những nguyên liệu cơ bản để sản xuất ra sản phẩm hỗ trợ đó lại phải NK hoàn toàn. Điển hình như đối với ngành CNHT cho sản xuất thiết bị điện phần lớn nguyên liệu chính phải NK từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Đối với ngành CNHT cho cơ khí chế tạo, nguyên liệu cũng phải NK 100%. Ngành điện tử - công nghệ thông tin tỉ lệ nội địa hóa cũng chỉ chiếm trên 6% chủ yếu ở khâu đóng gói, bao bì, nhãn mác. Ngành cao su - nhựa cũng phải 25% nguyên liệu chính đối với ngành cao su và trên 40% đối với ngành nhựa...

Nhiều giải pháp

Nhằm thúc đẩy ngành CNHT phát triển trong thời gian gần đây TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp trong đó tập trung chủ yếu vào các hoạt động hỗ trợ các DN trong lĩnh vực này. Theo đó, TP.HCM đã triển khai dự án thí điểm mô hình nhà xưởng cao tầng cho DN thuê tại khu công nghệ cao và tại các khu chế xuất (KCX) Linh Trung, Tân Thuận, các khu công nghiệp (KCN) Hiệp Phước, Đông Nam. Quy mô dự kiến mỗi nhà xưởng khoảng 3 - 8 tầng, diện tích khoảng 10.000 m2 đến 40.000 m2. Các xưởng được thiết kế có diện tích 100 m2, 200 m2, 500 m2, 1.000 m2, 3.000 m2. Mục tiêu của dự án nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho một số nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các DN Nhật Bản sản xuất sản phẩm CNHT có nhu cầu mở xưởng sản xuất nhỏ để thăm dò thị trường và môi trường đầu tư trước khi quyết định đầu tư lâu dài vào Việt Nam và các DN nhỏ và vừa trong các nhóm ngành công nghiệp trọng yếu của thành phố. Đáng chú ý, ngày 13-10 vừa qua, Công ty TNHH Tân Thuận đã khánh thành khu nhà xưởng tiêu chuẩn cao tầng đầu tiên tại Việt Nam nằm trong khu chế xuất Tân Thuận (Quận 7, TP.HCM). Đây là công trình thiết kế xây dựng nhà xưởng cao tầng hiện đại phục vụ đa dạng các loại ngành nghề CNHT, sản xuất công nghệ cao và sẽ lần lượt bàn giao mặt bằng cho các nhà đầu tư lắp đặt máy móc chuẩn bị đưa vào hoạt động. Ngoài mô hình này, Ban quản lý các KCX-KCN TP.HCM (Hepza) còn nghiên cứu xây dựng khu chuyên ngành về CNHT tại KCN Hiệp Phước và KCN Lê Minh Xuân 3 với diện tích hơn 200 ha. Trước đó, tại KCN Hiệp Phước đã đưa vào hoạt động giai đoạn 1 của Khu Kỹ nghệ Việt Nhật với diện tích 13 ha, vốn đầu tư 31 triệu USD. Đây là mô hình nhà xưởng xây sẵn đầu tiên trên địa bàn cho các DN nhỏ và vừa trong lĩnh vực CNHT của Nhật Bản thuê. Đến nay, đã có hàng chục DN Nhật Bản đến tìm hiểu và thuê nhà xưởng hoạt động.

Đầu tháng 9 vừa qua, TP.HCM cũng đã chính thức ra mắt Trung tâm Phát triển CNHT TP.HCM. Sự ra đời của Trung tâm sẽ là đầu mối trong việc triển khai thực hiện các chính sách của Nhà nước từ công tác tư vấn, hỗ trợ thủ tục tiếp cận ưu đãi cho DN, hỗ trợ thị trường, xúc tiến đầu tư, phối hợp đào tạo cho đến việc điều phối các hoạt động, chương trình về CNHT... Trong đó, ngay trong tháng 10, Trung tâm đã triển khai chương trình kích cầu đối với các DN hoạt động trong lĩnh vực CNHT. Theo đó, các DN sẽ được tiếp cận vốn vay được hỗ trợ lãi suất từ 50-100% trong vòng 7 năm và vốn vay không quá 100 tỷ đồng/dự án.

Ngoài ra, hiện đề án Phát triển CNHT trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2015-2020 đã hoàn thành giai đoạn 1, theo đó, thành phố sẽ tập trung phát triển 6 nhóm sản phẩm gồm: Cơ khí, điện tử - viễn thông, cao su - nhựa, chế biến tinh lương thực - thực phẩm, dệt may và da giày. Theo Sở Công Thương TP.HCM, để phát triển CNHT, trong các giải pháp phát triển CNHT, đề án sẽ triển khai hàng loạt chính sách để giúp các DN vượt qua các rào cản, các khó khăn về vốn vay, mặt bằng sản xuất, đổi mới - nâng cấp công nghệ, nguồn nhân lực, kết nối cung - cầu và tìm kiếm thị trường tiêu thụ.