【nhan dinh benfica】Thí sinh 29 điểm vẫn trượt, hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội nói 'bình thường'
TheísinhđiểmvẫntrượthiệutrưởngĐạihọcSưphạmHàNộinóibìnhthườnhan dinh benficao PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, việc tuyển sinh đại học là chọn từ cao xuống thấp để tìm ra những người đủ năng lực theo các tiêu chí và yêu cầu của trường.
Mùa tuyển sinh 2024 điểm chuẩn nhóm ngành Sư phạm Văn, Sử, Địa tăng mạnh ở hầu hết các trường đại học đào tạo nhóm ngành này. Điển hình như trường Đại học Sư phạm Hà Nội lấy điểm chuẩn 2 ngành cao nhất - Sư phạm Ngữ văn và Lịch sử với 29,3 điểm, tiêu chí phụ thí sinh vừa phải đạt mức điểm này vừa phải đặt nguyện vọng 1 mới trúng tuyển.
Tiếp đến là ngành Sư phạm Địa lý với 29,05 điểm, tiêu chí phụ nguyện vọng không quá thứ 2 mới trúng tuyển.
Như vậy, các thí sinh dù đạt 29 điểm khối C nhưng không được cộng điểm ưu tiên thì sẽ trượt nguyện vọng vào trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Bên lề hội nghị tổng kết năm học 2023-2024 tổ chức sáng nay, PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, điểm chuẩn năm nay ở các trường khối sư phạm đều tăng, không riêng trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Một phần lý do là chính sách miễn học phí và sinh hoạt phí với sinh viên ngành Sư phạm thu hút nhiều thí sinh. Bên cạnh đó, nguyên nhân lớn nhất là số thí sinh đăng ký vào sư phạm năm nay tăng vọt, nhưng chỉ tiêu có hạn, do đó chỉ thí sinh top trên mới đủ điểm vào. Đây là dấu hiệu tích cực.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, số nguyện vọng đăng ký vào nhóm này tăng 85% so với năm ngoái. Ở Đại học Sư phạm Hà Nội, Sư phạm TP.HCM, Sư phạm Hà Nội 2, mức tăng khoảng gấp đôi.
"Riêng trường Đại học Sư phạm Hà Nội có sự khác biệt là có cơ chế tuyển học sinh giỏi quốc gia. Năm vừa rồi, nhà trường tuyển hơn 300 học sinh giỏi quốc gia, trong đó có cả khối xã hội, do đó việc cạnh tranh ở các phương thức khác cao hơn",vị Hiệu trưởng cho biết.
Về việc thí sinh đạt trên 29 điểm mỗi môn vẫn trượt đại học, ông Sơn cho rằng, nếu nhìn nhận theo cách so sánh điểm năm này với năm khác thì "có vẻ điểm năm nay cao quá". Song, đây là tuyển sinh đại học, tức là chọn từ trên xuống dưới để tìm ra những người đủ năng lực theo các tiêu chí và yêu cầu của trường. "Đó là quy tắc của việc lựa chọn nên cũng không có gì bất thường", ông Sơn nói.
Ông Sơn chia sẻ với tâm trạng của phụ huynh và những thí sinh đạt điểm cực cao nhưng vẫn trượt ngành yêu thích, song cho rằng với mức này, thí sinh có thể đỗ được nhiều nguyện vọng khác.
"Các em được đăng ký rất nhiều nguyện vọng, nếu không đỗ ngành yêu thích, các em vẫn sẽ đỗ ngành khác. Đây là chuyện bình thường trong cuộc sống, vì không phải lúc nào chúng ta cũng chỉ một mình. Chúng ta có thể giỏi nhưng còn có những người khác giỏi hơn",PGS Sơn nói.
Cùng đó, Thứ trưởng GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho hay, Bộ cần có phân tích kỹ mới đánh giá được về điểm chuẩn năm nay. Tuy nhiên nhìn chung, việc xét tuyển hiện nay thuận lợi, minh bạch, nên những trường đào tạo tốt, những ngành học có nhu cầu nhân lực cao, các em sẽ tập trung lựa chọn nhiều.
Trên bình diện cả nước hoặc một khu vực nào đó, một số ngành chỉ tiêu không nhiều nhưng thí sinh tập trung lớn, khiến điểm chuẩn bị đẩy lên cao.
Về việc điểm chuẩn khối C00 năm nay tăng cao, Thứ trưởng Sơn cho biết điều này đã được dự báo ngay từ đầu, khi bộ so sánh phổ điểm hai năm cho thấy phổ điểm nhích lên. Đồng thời nhận định, điểm chuẩn khối Sư phạm cao là tín hiệu đáng mừng bởi ngành này thu hút được thí sinh, điểm chuẩn cao cũng sẽ đẩy chất lượng lên.
Thứ trưởng Sơn cũng nhấn mạnh thêm, tổng chỉ tiêu các ngành Sư phạm năm nay của cả nước thấp hơn năm trước. Đây cũng là lý do khiến điểm chuẩn ngành Sư phạm các trường năm nay cực cao.
Minh Khôi