【đội hình sevilla gặp alavés】Đồng bào Khmer ở xã nông thôn mới
Đường sá thông thoáng,ĐồngboKhmerởxnngthnmớđội hình sevilla gặp alavés tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm, đời sống vật chất, tinh thần ngày một nâng lên, tư duy trong sản xuất, kinh doanh được thay đổi... là những gì chúng tôi cảm nhận khi về thăm một số xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh sau khi công nhận xã nông thôn mới.
Với nghề làm cần câu cắm, hộ chị Thị Chal không chỉ vượt khó mà trở nên khấm khá.
Từ Hỏa Lựu…
Phó Chủ tịch UBND xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh Nguyễn Ngọc Lợi cho biết, đồng bào Khmer chiếm khoảng 24% dân số của xã. Những năm trước, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số khá cao với trên 20%, nhưng nay còn khoảng 10%. Để được điều này là nhờ xã vận dụng tốt chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt họ thay đổi khá nhanh tư duy trong sản xuất, dám nghĩ, dám làm.
Trước đây, hộ chị Thị Chal, ở ấp Thạnh Trung, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống khi đất ít nhưng nhiễm phèn nặng nên năng suất cây trồng hàng năm không cao. Vợ chồng chị bươn chải đủ nghề mà chẳng thoát khó khăn. Suy đi tính lại, vợ chồng chị quyết định làm nghề vót cần câu cắm để bán. “Tôi quyết định như thế vì nhu cầu cắm câu của người dân ở nông thôn khá lớn và vật liệu dễ tìm, dễ làm”, chị Chal nói.
Theo chị Chal, việc làm cần câu của vợ chồng chủ yếu vào buổi tối, còn buổi sáng thì tập trung chăm lo ruộng, vườn và làm thuê. Vậy là mỗi tuần, chị giao khoảng 500-700 cần câu cắm cho đầu mối ở một số chợ trên địa bàn thành phố, trừ chi phí lời gần 400.000 đồng/tuần.
Thấy việc làm câu cắm cho thu nhập khá, vợ chồng chị Chal… mở rộng thị trường sang một số chợ ở huyện Vị Thủy và huyện Gò Quao (tỉnh Kiên Giang), từ đó thu nhập của gia đình tăng lên. Dần dà, chị sang thêm đất, đến nay có trên 10 công, nuôi 3 đứa con ăn học. Đặc biệt, chị còn thêm 3 lao động ở địa phương.
Theo chị Chal, thoát nghèo không khó, chủ yếu cố gắng chăm lo phát triển sản xuất, tiết kiệm trong chi tiêu, nhất là nắm bắt nhu cầu của thị trường...
Còn hộ ông Danh Điệp, ở ấp Thạnh Phú cũng là tấm gương dám nghĩ, dám làm, vượt khó làm giàu ở xã Hỏa Lựu.
Trong căn nhà tường khang trang xây cách đây khoảng 5 năm với trên 400 triệu đồng và đầy đủ tiện nghi, ông Điệp nói: “Trước đây, gia đình tôi chỉ có 2 công đất, nghèo khó nhưng nay được hơn 5 công. Có cơ ngơi này cũng xuất phát từ việc mua, bán dừa”.
Sau khi lập gia đình (năm 1993), vợ chồng ông ra riêng và được cha mẹ cho khoảng 1,5 công đất ruộng. Để lo cuộc sống, vợ chồng làm đủ nghề từ đi làm thuê, giăng lưới, cắm câu nhưng vẫn nghèo khó.
Sau thời gian tính toán, vợ chồng ông quyết định đi mua, bán dừa. Theo ông Điệp, mua, bán dừa cho thu nhập khá, trung bình khoảng 400.000 đồng/ngày. Nhờ biết tích cóp, khoảng 3 năm sau, vợ chồng ông sang được thêm 1,5 công đất ruộng.
Không dừng lại ở đó, tận dụng thời gian nhàn rỗi, gia đình ông còn nuôi heo, mỗi năm nuôi 2 con heo nái. Từ 2 heo nái, mỗi năm đẻ 2-3 lứa heo con. Số heo con đẻ ra, gia đình ông nuôi để bán heo thịt. Theo ông Điệp, mỗi năm gia đình có thu nhập từ mua bán dừa, nuôi heo, trồng lúa cũng trên 100 triệu đồng. Với những khoản thu nhập đó, hộ ông không chỉ thoát nghèo mà trở nên khấm khá, có của ăn của để.
Phó Chủ tịch UBND xã Hỏa Lựu Nguyễn Ngọc Lợi cho biết, những năm qua, việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer luôn được xã quan tâm thực hiện. Theo đó, ngoài tranh thủ tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về việc hỗ trợ đào tạo nghề, vay vốn phát triển sản xuất, xã còn vận động bà con nhân rộng một số mô hình làm ăn hiệu quả, phù hợp với địa phương.
Xã còn tập trung vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đất đai, thổ nhưỡng tại địa phương; tổ chức tham quan một số mô hình hay, hiệu quả trong phát triển kinh tế, thoát nghèo trong và ngoài địa bàn như: mô hình nuôi ba ba, trồng nấm rơm, hoa màu…
Ngoài tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm, chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn xã cũng nâng lên, đến nay, hộ sử dụng nước sạch và điện an toàn đều trên 98%.
Đến Vị Thủy
Còn xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, nhiều năm qua nhờ thụ hưởng Chương trình 135 của Chính phủ mà kết cấu hạ tầng đường, trường, trạm ở đây được xây dựng khang trang, thông thoáng, giao thương thuận lợi.
Chỉ tay về tuyến đường ấp 6, ông Danh Tài, người dân ở đây, bộc bạch: “Từ khi tuyến đường được xây dựng đã tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận tiện, hàng hóa vận chuyển thông thương, đời sống bà con ở đây không ngừng được cải thiện, nhiều hộ Khmer xây được nhà tường khang trang”.
Phó Chủ tịch UBND xã Vị Thủy Nguyễn Sử Luận cho biết, đến nay hầu hết tuyến đường trên địa bàn đều được đầu tư xây dựng khang trang theo chuẩn nông thôn mới. Cụ thể, từ năm 2010 đến nay, xã đã xây dựng được trên 10.000m đường. Từ đó, bộ mặt giao thông nông thôn của xã trở nên khang trang, đồng bộ, giúp bà con nơi đây đi lại thuận tiện, việc kinh doanh, mua bán cũng phát triển hơn trước.
Theo Ban Dân tộc tỉnh, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở các xã nông thôn mới thời gian qua đã có bước tiến dài, đó là nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với nhiều chủ trương, chính sách được vận dụng để chăm lo đời sống đồng bào.
Giai đoạn 2016-2019, tổng nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn huy động thực hiện cho các xã xây dựng nông thôn mới có đông đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh là trên 13,6 tỉ đồng. Qua đó, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ nhu cầu sản xuất, nhất là hệ thống điện, trường, trạm, cơ sở vật chất văn hóa ngày càng được đầu tư cơ bản, đồng bộ và hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao.
Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Trần Quốc Thẻo cho hay, thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục rà soát những ấp, khu vực có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống thuộc vùng khó khăn để ưu tiên đầu tư. Đồng thời, tổ chức đào tạo nghề, giải quyết việc làm, khuyến khích chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện địa phương, gia đình… nhằm không ngừng nâng cao thu nhập, giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên khá giả…
Bài, ảnh: NHẬT TÂN
-
Cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids tại Việt NamNhiệt điện Cần Thơ: Đảm bảo nguồn cung cấp điện các tháng cuối năm140 học sinh ở Thanh Hóa phải đi học nhờ do trường bị sạt lởPhê bình hiệu trưởng vụ 'bán' bộ sách lớp 1 giá 800.000 đồngMở đầu năm 2025, lợi suất trái phiếu chính phủ tăng nhẹ ở các kỳ hạnGia Lai: Đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục cho các khu cách lyCải thiện môi trường kinh doanh: Sức nóng cần được lan toảThị trường bất động sản vẫn bảo đảm tính thanh khoảnPhạm nhân trộm xe máy của cán bộ trại giam thoát ra ngoàiPC Hà Tĩnh: Trực 100% quân số ứng phó với bão lũ
下一篇:Prudential khởi động chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”
- ·Tình báo Mỹ: 'bom máy tính' qua mặt an ninh sân bay!
- ·Lãnh đạo EVNNPT kiểm tra việc cấp điện Tết Nguyên đán tại Truyền tải điện Miền Đông 1
- ·5 ‘chiêu’ đàm phán lương khôn ngoan
- ·EVN tạo bệ phóng cho kinh tế xã hội Việt Nam vươn xa
- ·Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
- ·Bộ Giáo Dục bổ nhiệm bà Ngô Thị Minh chức vụ Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
- ·Học sinh dùng điện thoại và 'sự thông minh trống rỗng'
- ·Bỏ yêu cầu sáng kiến kinh nghiệm trong xếp loại giáo viên từ 20/8
- ·Sắp mưa lớn từ miền Trung vào Nam, cần chủ động ứng phó sạt lở và lũ quét
- ·Tiết kiệm điện tại các doanh nghiệp ở Cần Thơ: Những kết quả khả quan
- ·EC chấm dứt điều tra chống lẩn tránh thuế bán phá giá xe nâng bằng tay
- ·Dùng lõi pin nhuộm đen hàng chục tấn cà phê bán ra thị trường
- ·Vớt xong gần 7 tấn, cá chết lại tiếp tục nổi trắng hồ ở Đà Nẵng
- ·Thị trường ô tô Việt sụt giảm mạnh trong tháng 2
- ·Đề xuất thi tốt nghiệp THPT đợt 2 vào cuối tháng 8
- ·Nhiều công trình khoa học chưa được ứng dụng trong sản xuất
- ·Phổ biến kiến thức pháp luật đảm bảo an toàn hàng không
- ·Điểm chuẩn đại học Ngân hàng TP.HCM 5 năm gần nhất
- ·Điểm sàn vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2020
- ·Đề nghị hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho nông dân bị thiệt hại do mưa lũ
- ·Từ 28/6 Google Drive sẽ tự động sao lưu ổ cứng
- ·Gánh nặng vô hình khi thất nghiệp
- ·“Environment and wildlife protection”
- ·Sơn La: Gần 1.700 khách hàng bị gián đoạn cung cấp điện do băng tuyết
- ·Bão số 9 hướng về vùng biển miền Trung, liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?
- ·2 tháng, Việt Nam xuất khẩu giày dép đạt trên 2,25 tỷ USD
- ·Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách
- ·Lần đầu tiên đưa chôm chôm tươi vào New Zealand
- ·Gần 21 nghìn tỷ đồng đầu tư hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp
- ·Ngành Thuế thu ngân sách đạt 104,5% dự toán
- ·Soi kèo góc Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- ·Bộ Công thương bãi bỏ và đơn giản hóa 54 thủ tục hành chính
- ·Hà Nội giới thiệu cơ hội đầu tư với đối tác Nhật Bản
- ·Cơ hội thâm nhập thị trường nông nghiệp Campuchia và Myanmar
- ·Lỗi bảo mật trên Android giúp qua mặt mật mã khóa màn hình
- ·Điểm sàn Trường ĐH Bách khoa TP.HCM từ 18