【kết quả bóng đá indonesia 1】Việt Nam phản ứng tốt trước tác động của dịch Covid

时间:2025-01-10 15:28:28 来源:Empire777

toàn cảnh

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Đức Việt.

Đó là phát biểu của PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ - Giám đốc Học viện Tài chính,ệtNamphảnứngtốttrướctácđộngcủadịkết quả bóng đá indonesia 1 tại hội thảo quốc gia với chủ đề "Covid-19 - Tác động và phản ứng chính sách", do Học viện Tài chính tổ chức chiều 19/6, tại Hà Nội.

Dịch Covid-19 tác động đến các lĩnh vực kinh tế

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ cho biết, hầu hết các quốc gia trên thế giới đang phải trải qua một thời kỳ thực sự khó khăn do phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng chưa từng có do đại dịch Covid-19.

Nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng kéo theo kinh tế Việt Nam với độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng đã và đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, việc làm…

Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ, trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo của Chính phủ, cả hệ thống chính trị đã đoàn kết, thống nhất triển khai quyết liệt nhiều biện pháp đồng bộ, vừa ngăn chặn, hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh, vừa bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, an toàn xã hội; bước đầu đã thu được nhiều kết quả tích cực.

pgsts nguyễn trọng cơ
PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Đức Việt.

Trong đó, các phản ứng chính sách trên diện rộng và đồng bộ để đối phó với Covid - 19 như: kích thích nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, việc làm và thu nhập, tái cấu trúc mô hình tăng trưởng… Khung chính sách đó sẽ giúp tăng cường khả năng hồi phục hậu Covid-19 bằng việc giảm thiểu những tác động tiêu cực lên con người cũng như tiềm năng phát triển kinh tế của tương lai.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 đang thách thức trực tiếp các điểm yếu cơ bản của nền kinh tế Việt Nam, như: Phụ thuộc lớn vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài và xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ yếu, tỷ lệ nợ cao và cơ chế truyền dẫn chính sách thiếu hiệu quả.

Đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến nền kinh tế, ThS. Lê Minh Nam - Giám đốc Trường Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, kiểm toán nhà nước cho biết, bản chất tác động của dịch lên nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trước hết là cú sốc cung, sau làm suy giảm tổng cầu.

Các chính phủ áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh nên tổng cung bị giảm. Những hệ lụy từ việc gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh đẩy nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí bên bờ vực phá sản làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, ảnh hưởng tới thu nhập cũng như tâm lý thận trọng của người dân nên giảm chi tiêu.

Tác động của dịch Covid-19 gần như ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, có thể nhóm lại 3 vấn đề lớn: Tác động đến tăng trưởng, đầu tư và sản xuất kinh doanh; gián đoạn các chuỗi sản xuất quan trọng; suy giảm tiêu dùng, đặc biệt ở lĩnh vực du lịch.

Giải pháp ứng phó, phát triển trong thời gian tới

Khuyến nghị giải pháp ứng phó trong thời gian tới, ThS. Lê Minh Nam cho rằng, nhiệm vụ hàng đầu là tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với “nhiệm vụ kép”, vừa phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch Covid-19.

Dịch bệnh cơ bản đã được đẩy lùi ở Việt Nam, các doanh nghiệp đang từng bước ổn định lại hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng cần một khoảng thời gian tương đối để có thể quay trở lại trạng thái bình thường như trước, nên lúc này, chính sách tiền tệ sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, việc lạm dụng chính sách tiền tệ thái quá sẽ dẫn đến rủi ro lạm phát cũng như tính ổn định vĩ mô trong dài hạn.

Cùng với đó, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) từ làn sóng dịch chuyển đầu tư sau dịch Covid-19; đồng thời, tăng cường giải ngân vốn đầu tư công.

ths nam
ThS. Lê Minh Nam tham luận tại hội thảo. Ảnh: Đức Việt.

Ngoài ra, tăng cường xuất khẩu và chú trọng thị trường trong nước, trong bối cảnh thương mại thế giới có nhiều bất ổn và biến động, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) có thể xem là một điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam.

Với quy mô gần 100 triệu dân, thị trường Việt Nam có thể xem là một cứu cánh và cần đặc biệt quan tâm. Vì vậy, cần thực hiện tốt cuộc vận động “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, khuyến khích tăng cường nhu cầu, tiêu thụ hàng hóa nội địa để giúp các doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất.

Đi đôi với đó là đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, các số liệu thống kê chỉ ra rằng thời gian qua, tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến đã tăng vọt, trong khi lưu lượng truy cập internet cũng tăng gấp đôi, thúc đẩy chính phủ điện tử. Nhiều doanh nghiệp đã tham gia xây dựng ứng dụng độc đáo, mới lạ, hiệu quả và đi trước so với thế giới như: ứng dụng khai báo y tế bắt buộc tại cửa khẩu, phần mềm dự báo dịch bệnh, phần mềm khai báo y tế tự nguyện NCOVI...

Còn theo PGS.TS Nguyễn Thị Hà - Khoa Tài chính doanh nghiệp (Học viện Tài chính), hiện nay, Việt Nam cơ bản đã ngăn chặn tốt dịch bệnh, chúng ta cần có những giải pháp để thúc đẩy và cải thiện nền kinh tế một cách nhanh chóng. Dịch Covid-19 chỉ là hiện tượng nhất thời và trong ngắn hạn, nhưng trong thời gian dịch bệnh chúng ta cũng nhìn nhận rõ những khuyết điểm cần phải khắc phục và có những hướng đi riêng cho nền kinh tế.

Đối với các doanh nghiệp, các gói hỗ trợ ngoài việc hỗ trợ họ tồn tại qua mùa dịch bệnh, thì cũng cần có những chính sách tạo ra hướng đi rõ ràng cho các doanh nghiệp. Chúng ta cần có những chiến binh sinh ra từ cuộc khủng hoảng từ dịch bệnh, giống như Amazon của Mỹ với mức tăng trưởng đáng kinh ngạc trong đại dịch Covid -19.

Rõ ràng, đây là một bước đà tốt cho các doanh nghiệp thương mại điện tử phát triển, tạo thói quen mua sắm online và thanh toán không dùng tiền mặt cho hơn 90 triệu người tiêu dùng của Việt Nam./.

Đức Việt

推荐内容