Ca mắc tăng,ạibugravengdịchkhisốcamắhạng bóng đá ngoại hạng anh biến chủng mới xâm nhập Những ngày gần đây, số ca mắc mới COVID-19 của Việt Nam liên tục tăng theo ngày; biểu đồ số ca mắc mới đang có chiều hướng đi lên rõ rệt. Đơn cử, ngày 18-8, số ca mắc mới trong ngày đã tăng vọt qua mốc 3.000 ca, đây cũng là ngày có số ca mắc nhiều nhất trong hơn 3 tháng qua; các ngày lân cận, con số này cũng trên mốc 2.500 ca. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, một tháng qua, cả nước đã ghi nhận hơn 45.000 ca mắc mới COVID-19; đặc biệt, số ca mắc đang tăng nhanh, xu hướng gia tăng số ca mắc COVID-19 đã hiện rõ. Bên cạnh đó, trong nước đang ghi nhận sự xuất hiện các biến thể phụ mới của biến thể Omicron, bên cạnh các chủng BA.4, BA.5, gần đây tiếp tục ghi nhận các chủng BA.2.74, BA.2.12.1 với khả năng lây nhanh. Riêng biến chủng BA.2.74 còn được cho là lây nhiễm cao hơn cả biến thể phụ “siêu lây nhiễm” Omicron BA.5. Đáng lo ngại hơn, những ngày gần đây, số ca COVID-19 nặng cũng tăng lên. Ngày 18-8, số ca COVID-19 phải thở oxy lên tới 208 ca, trong khi giai đoạn trước đó chỉ duy trì ở mức dưới 100 ca. Tại các cơ sở tuyến đầu điều trị bệnh nhân COVID-19 như: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hiện có 123 ca COVID-19 đang điều trị; trong đó có 26 ca thở máy, 1 ca phải chạy ECMO; tại Bệnh viện Chợ Rẫy, trong tháng 8 có 31 ca mắc COVID-19 nhập viện, trong đó có 19 bệnh nhân mức độ nặng/nguy kịch, 6 ca tử vong; tại Bệnh viện Trung ương Huế có 30 ca mắc COVID-19 đang điều trị, có 6 trường hợp nặng, nguy kịch, 5 ca thở máy. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, qua báo cáo của các bệnh viện cho thấy, bệnh nhân mắc COVID-19 có xu hướng tăng, đặc biệt số bệnh nhân nặng tăng lên rõ rệt trong những ngày đầu tháng 8/2022. Hiện, các trường hợp nặng và tử vong chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 chiếm tỷ lệ 23 - 25% ở các tuyến. Cảnh giác các tình huống xấu Trước nguy cơ bùng phát dịch trở lại, Bộ Y tế đã yêu cầu các tỉnh, thành phố cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 theo mục tiêu đề ra, tăng cường điểm tiêm chủng lưu động tại vùng khó khăn, tổ chức tiêm vét tại vùng có tỷ lệ thấp; tăng cường đảm bảo an toàn tiêm chủng và chủ động trong phòng chống dịch bệnh... Tính đến ngày 19-8, số người từ 12 tuổi trở lên được tiêm liều cơ bản đã đạt 99%. Về việc triển khai tiêm mũi nhắc lại, đã có gần 50 triệu người từ 18 tuổi trở lên được tiêm mũi 3 (đạt 75%); có 8,7 triệu trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi được tiêm 1 mũi vaccine (đạt 78%). Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, bên cạnh các địa phương đạt tỷ lệ tiêm chủng cao, vẫn còn nhiều tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi nhắc lại cho người lớn khá thấp, dưới 60%, đối với mũi 3 và mũi 4 có tỉnh mới đạt 40%; nhiều tỉnh có tỷ lệ tiêm chủng mũi nhắc lại cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi ở mức dưới 20%... Để đảm bảo miễn dịch phòng bệnh cho người dân và cộng đồng, Bộ Y tế cũng liên tục “thúc” các địa phương tiếp tục đẩy mạnh tiến độ triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19; tăng cường điểm tiêm chủng lưu động tại vùng khó khăn, tổ chức tiêm vét tại vùng có tỷ lệ thấp… Bên cạnh việc đẩy mạnh tiêm vaccine phòng bệnh, Bộ Y tế đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19. Để tiếp tục chủ động phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả trong thời gian tới, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã đề nghị các địa phương tuân thủ chế độ thông tin báo cáo và khai báo đầy đủ các trường hợp mắc COVID-19 (bệnh truyền nhiễm nhóm A) ngay sau khi có chẩn đoán đảm bảo trong vòng 24 giờ theo quy định về Bộ Y tế. Bộ Y tế cũng đề nghị các bệnh viện phối hợp Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur theo dõi biến thể, biến chủng ở các ca bệnh nặng và tử vong. Hiện nay, Bộ Y tế chưa yêu cầu các địa phương thành lập mô hình bệnh viện dã chiến. Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng đã chỉ đạo các cơ sở sàng lọc, phân luồng và thu dung điều trị theo Quyết định 1226/QĐ-BYT; các khoa lâm sàng, khoa truyền nhiễm tiếp nhận các ca nghi nhiễm. Tuy nhiên, một số địa phương có kế hoạch kích hoạt lại bệnh viện dã chiến như TP Hồ Chí Minh đã sẵn sàng kích hoạt Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 13 khi có yêu cầu. Về công tác điều trị người bệnh COVID-19, Bộ Y tế đã đề nghị các bệnh viện phải nâng cao tinh thần cảnh giác, đặc biệt là các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) và Hội đồng chuyên môn cần tập huấn cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19, cũng như theo dõi, xử trí đối với các ca từ nhẹ chuyển nặng, hạn chế tử vong do cán bộ biến động, luân chuyển. Đối với các trường hợp nặng, chuyển biến nặng cần theo dõi, điều trị tại chỗ và chỉ chuyển viện sau khi có hội chẩn đầy đủ. Về việc ứng phó với tình hình dịch hiện nay, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng: Chúng ta vẫn duy trì 2 biện pháp chủ yếu đó là: Ngành Y phải tiếp tục giám sát đánh giá tác động, đánh giá đúng nguy cơ để đáp ứng phù hợp. Cùng với đó là tổ chức việc dự phòng cá nhân, người dân không chủ quan lơ là, dẫn tới bệnh lây lan nhanh. Người dân vẫn phải đeo khẩu trang ở nơi có nguy cơ cao, khử khuẩn, không tiếp xúc với người có triệu chứng nghi ngờ. Đồng thời, phải bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương là người già, người bệnh nền, người suy giảm miễn dịch. |