Một buổi bảo vệ khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Khoa Cơ khí - Công nghệ,ạovịtríchodoanhnghiệptrongtrườnghọcBabêncùngcólợnhận định atlas Trường ĐH Nông lâm có sự tham gia của doanh nghiệp Xây dựng vị trí cho doanh nghiệp Cuối tháng 3/2018, lần đầu tiên, Khoa Cơ khí - Công nghệ, Trường ĐH Nông lâm - ĐH Huế mời đại diện doanh nghiệp tham gia hội đồng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp của sinh viên. Ngoài theo dõi sinh viên bảo vệ công trình nghiên cứu của mình, đại diện doanh nghiệp cũng đặt câu hỏi, nhận xét nhằm chọn ra sinh viên ưu tú để tuyển dụng. TS. Nguyễn Văn Toản, Trưởng khoa Cơ khí – Công nghệ chia sẻ: “Mời doanh nghiệp vào hội đồng là cách xây dựng, khẳng định vị trí của họ. Trước đó, phải thảo luận, nghiên cứu và trao đổi với họ rất kỹ. Khi doanh nghiệp tham gia buổi bảo vệ khóa luận của sinh viên, họ cũng ý thức được vai trò và cần đóng góp những gì”. So với giai đoạn trước, việc thu hút doanh nghiệp tham gia các hoạt động trong trường ĐH hiện được các trường, khoa và bộ môn đẩy mạnh, trong đó có cả các sân chơi kỹ năng, nghề nghiệp của sinh viên với vai trò cố vấn hay giám khảo. Bà Nguyễn Thị Ngọc Cẩm, Trưởng bộ môn Lữ hành, Khoa Du lịch - ĐH Huế cho biết, doanh nghiệp rất hào hứng tham gia các hoạt động liên quan đến sinh viên. Điển hình như cuộc thi hướng dẫn viên tài năng, dù chỉ là cuộc thi của sinh viên nhưng có nhiều lãnh đạo của các công ty lữ hành, du lịch nhận lời tham gia và chia sẻ kinh nghiệm với sinh viên. Phía doanh nghiệp rất có thiện chí, chỉ cần đơn vị đào tạo phối hợp tốt, cho thấy tầm quan trọng của họ. Theo PGS. TS. Võ Thanh Tùng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế, bên cạnh các ngày hội tuyển dụng, việc hợp tác với doanh nghiệp cũng ngày càng sâu rộng, có nhiều hoạt động mà doanh nghiệp là thành phần không thể thiếu. Nhà trường cũng trao cho họ các quyền tham gia góp ý chương trình đào tạo, kỹ năng, đánh giá sinh viên. Điểm lưu ý là, phải dựa trên mối quan hệ hợp tác các bên cùng có lợi và phải nâng tầm, thể hiện đúng vai trò, vị trí của họ. “Ở trường thường xuyên mời doanh nghiệp về với tư cách cố vấn, trao đổi để xây dựng các chương trình đào tạo, tham gia giảng dạy hoặc nói chuyện về các chuyên đề, kỹ năng cho sinh viên. Khoa Kiến trúc cũng mời chuyên gia các doanh nghiệp tham gia hỗ trợ, hướng dẫn sinh viên làm khóa luận luận tốt nghiệp và tham gia với vai trò hỗ trợ, tư vấn. Công việc chính vẫn do giảng viên đảm nhận”, ông Tùng nói. Ông Phạm Phú Phát, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam nhận định, việc các trường, khoa tạo vị trí cho doanh nghiệp trong nhà trường là điều đáng ghi nhận và giúp cho quá trình hợp tác toàn diện hơn. “Chẳng hạn, chúng tôi từng thấy những cái chưa được về thời gian, chương trình đào tạo rồi góp ý và được Trường ĐH Nông lâm lắng nghe, điều chỉnh. Hiện nay, nhà trường cũng trao quyền cho chúng tôi đánh giá sinh viên thực tập”. Nhiều lợi ích Việc xây dựng vị trí cho doanh nghiệp trong nhà trường mang lại nhiều lợi ích cho cả ba bên là nhà trường, người học và cả nhà tuyển dụng. PGS. TS. Nguyễn Xuân Bả, Trưởng khoa Chăn nuôi Thú y, Trường ĐH Nông lâm – ĐH Huế chia sẻ, phía doanh nghiệp có nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm thực tiễn, việc thu hút và tạo dựng vai trò của họ trong nhà trường sẽ tranh thủ được kinh nghiệm của họ để truyền đạt cho sinh viên. Ngoài ra, doanh nghiệp có đầy đủ cơ sở vật chất, nhân lực và cả kinh phí để hỗ trợ đơn vị đào tạo và sinh viên trong nhiều trường hợp cần thiết. Một điểm lợi không thể không nhắc đến nữa là tạo cơ hội để quảng bá tuyển sinh. Khi tạo mối quan hệ tốt, thu hút doanh nghiệp tham gia các hoạt động của nhà trường cũng là minh chứng tốt để quảng bá tuyển sinh. Đối với sinh viên, ngoài việc học tập kinh nghiệm thì doanh nghiệp tham gia nhiều vào các hoạt động của nhà trường giúp người học được định hướng rõ kỹ năng nghề nghiệp và tăng cơ hội đầu ra, việc làm, đồng thời kích thích sự nỗ lực của sinh viên. “Thấy các chuyên gia tham gia các hoạt động của sinh viên, tụi em có lo nhưng cũng phấn khởi và muốn phấn đấu”, Phạm Thị Ngọc Linh, sinh viên Khoa Du lịch – ĐH Huế nói. Đại diện nhiều doanh nghiệp khẳng định, việc các trường mở ra cơ hội để họ tham gia vào các hoạt động của nhà trường sẽ giúp họ có dịp để tuyển chọn nhân sự tương lai tốt cho mình và đỡ mất công đào tạo lại nghề khi sinh viên ra trường. Ông Ngô Quốc Cường, Tổng Giám đốc Công ty Công nghệ sinh học R.E.P (doanh nghiệp tham gia hội đồng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Trường ĐH Nông lâm) chia sẻ, sinh viên được xem như một sản phẩm đào tạo và doanh nghiệp được ví như khách hàng. Việc kết nối và tạo vị trí cho doanh nghiệp sẽ là cơ hội để kết nối lý thuyết với thực tiễn. Điều này cũng giúp đầu ra sinh viên chất lượng, nâng cao thương hiệu nhà trường và đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng. TS. Nguyễn Văn Toản cho rằng, khi tạo vị trí cho doanh nghiệp trong trường học sẽ tăng mối quan hệ gắn kết giữa nhà trường với đơn vị sử dụng lao động, từ đó sẽ phát triển những hợp tác mới trong xây dựng chương trình và kế hoạch đào tạo, cũng như mở ra những triển vọng về việc đặt hàng nghiên cứu khoa học, cho ra đời những đề tài, công trình nghiên cứu có tính ứng dụng thực tiễn cao. Bài, ảnh: Hữu Phúc |