【bóng đa net】Bức tranh sáng trong phát triển của huyện Châu Thành A
Kết thúc năm 2022,ứctranhsngtrongphttriểncủahuyệbóng đa net trong sự phát triển của huyện Châu Thành A có nhiều điểm sáng, bên cạnh những điểm nhấn nổi bật trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, các phong trào thi đua, chuyển đổi số, phát triển du lịch...
Một góc Châu Thành A.
Đến “Một cửa” UBND thị trấn Cái Tắc làm giấy, bà Lê Thị Trinh, ở ấp Long An, thị trấn Cái Tắc, không khỏi ngạc nhiên: “Chỗ tiếp dân có máy lạnh, thoáng mát, nước uống đầy đủ. Thích nhất là có thể quét mã thanh toán tiền với những hồ sơ trả phí, không còn cảnh đưa tiền lớn rồi chạy kiếm tiền thối như ngày xưa đâu”.
Không riêng gì thị trấn Cái Tắc, cả 10 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Châu Thành A, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đều được đầu tư hiện đại, thân thiện, với các khẩu hiệu được thực hiện: “Nhanh hơn, hợp lý hơn, thân thiện hơn”; “Công khai, đúng luật, đúng hẹn, hiệu quả”; “4 xin, 4 luôn” (xin chào, xin hỏi, xin lỗi, xin cảm ơn; luôn mỉm cười, luôn lắng nghe, luôn nhẹ nhàng, luôn sẵn lòng giúp đỡ). Đây là một trong những lý do giúp mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt trên 99%.
Ra mắt mô hình chợ 4.0 thanh toán không dùng tiền mặt tại chợ Trường Long Tây.
Chuyển đổi số có sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền các cấp, các hội, đoàn thể, ngân hàng, doanh nghiệp và người dân. Huyện Châu Thành A là địa phương đầu tiên trên địa bàn tỉnh tổ chức thành lập và cho các tổ công nghệ số cộng đồng ra quân hỗ trợ người dân thực hiện chuyển đổi số. 100% cơ quan, phòng, ban, ngành huyện và UBND các xã, thị trấn đều có quyết định phân công cán bộ phụ trách công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Nhờ đó, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến ở cấp huyện, cấp xã tăng so với cùng kỳ, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt hơn 99%; trên 90% người dân trên địa bàn tiếp cận, biết cách sử dụng các dịch vụ do chuyển đổi số mang lại.
Huyện đã xây dựng và đăng ký thực hiện gần 40 mô hình về chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt. Qua đây, đã hướng dẫn tạo hơn 25.000 ví điện tử cho người dân để thanh toán không dùng tiền mặt; hàng ngàn hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, cơ sở có sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện có tài khoản mobile money, hơn 300 tài khoản trên sàn thương mại điện tử để đăng bán hoặc đặt hàng, thanh toán trực tuyến. Ngoài ra, đã hướng dẫn cho người dân, doanh nghiệp cài đặt hơn 24.800 tài khoản dịch vụ công trực tuyến. 100% cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ấp trên địa bàn có tài khoản dịch vụ công trực tuyến. Huyện trang bị máy tính làm việc cho 100% cán bộ, công chức, viên chức; 79/79 tổ trưởng tổ hòa giải ấp có điện thoại tra cứu văn bản pháp luật phục vụ cho công tác hòa giải, 100% nhà văn hóa ấp được lắp đặt wifi cho cán bộ và người dân sử dụng miễn phí…
Huyện Châu Thành A đang hướng đến huyện nông thôn mới nâng cao tới đây.
Tại Hội nghị tổng kết năm 2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành A Võ Quốc Sử phát biểu ý kiến và đã đề xuất Bộ chọn huyện thí điểm hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin, đô thị thông minh và chuyển đổi số giai đoạn 2023-2025.
Dù mới khởi đầu, nhưng chuyển đổi số đã góp phần quan trọng trong thực hiện các kết quả phục vụ sự phát triển huyện. Riêng giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) ước thực hiện được 15.713,365 tỉ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước thực hiện được 6.003,180 tỉ đồng.
Là địa bàn cửa ngõ của tỉnh nhà, huyện Châu Thành A có nhiều lợi thế để phát triển và thu hút đầu tư, trong đó có lĩnh vực du lịch. Những sản phẩm du lịch của huyện Châu Thành A dần định hình, thu hút du khách cả trong và ngoài nước, đặc trưng và độc đáo. Huyện đang tiếp tục quảng bá điểm du lịch cộng đồng tại xã Nhơn Nghĩa A; phát triển Trung tâm Dịch vụ du lịch Công viên giải trí Võ Trường Toản và Khu trải nghiệm Miệt Ngàn; tiếp tục xây dựng và củng cố các điểm du lịch nông nghiệp tại các xã: Thạnh Xuân, Nhơn Nghĩa A, Trường Long A. Vốn đầu tư cho du lịch từ đây đến năm 2025 khoảng 57 tỉ đồng.
Các lĩnh vực, phong trào khác đều có sự giữ vững, phát triển. Minh chứng cho bức tranh sáng năm 2022 của huyện có thể kể đến: Thị trấn Một Ngàn là thị trấn đầu tiên của tỉnh được công nhận đạt chuẩn văn minh đô thị nâng cao. Toàn huyện có 805 mô hình hiệu quả: 709 mô hình mức đầu tư dưới 100 triệu đồng, 91 mô hình mức đầu tư từ 100 đến 500 triệu đồng, 5 mô hình mức đầu tư trên 500 triệu đồng. Tổng số sản phẩm OCOP hiện nay là 19. Có 9.924 cá nhân đạt danh hiệu “Người tốt việc tốt”, 25.823 hộ được công nhận “Gia đình văn hóa”, chiếm 97,43%. 35/42 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 83,33%. Số người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện khoảng 92%. Trong năm 2022, đã tổ chức bàn giao 26 căn nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách; 22 căn nhà tình thương, nhà Đại đoàn kết. Cánh đồng lớn ở xã Trường Long Tây, xã Trường Long A, tiếp tục được duy trì, sản xuất tốt...
Ông Võ Quốc Sử, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành A, nhấn mạnh: Năm 2022 là năm thứ hai của Kế hoạch 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025. Với sự nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục có những chuyển biến tích cực, hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu, kết quả quan trọng. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng, giá trị sản xuất một số ngành chủ yếu (theo giá so sánh năm 2010) tăng 14,78% so cùng kỳ, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 17,17% so cùng kỳ, thu ngân sách nhà nước vượt kế hoạch, đặc biệt là thu nội địa đạt 150,10% kế hoạch và tăng 35,74% so với cùng kỳ... |
HOÀNG NGUYÊN