当前位置:首页 > Cúp C2

【kết quả bóng đá giao hữu u19】Góp phần xoa dịu nỗi đau da cam

Chiến tranh đã lùi xa nhưng nhiều gia đình đang phải gánh chịu nỗi đau bởi sự ảnh hưởng của chất độc da cam. Hội Nạn nhân chất độc da cam - Bảo trợ người tàn tật - Trẻ em mồ côi các huyện Vị Thủy đã có nhiều hoạt động thiết thực,ầnxoadịunỗiđkết quả bóng đá giao hữu u19 góp phần chia sẻ nỗi đau với những gia đình bị ảnh hưởng chất độc da cam.

Nhờ được hỗ trợ heo giống nên gia đình bà Ly đã từng bước cải thiện cuộc sống.    

Trao mái ấm tình thương

Được sự hướng dẫn của Hội Nạn nhân chất độc da cam - Bảo trợ người tàn tật - Trẻ em mồ côi huyện, chúng tôi đến thăm gia đình chị Trần Thị Hồng Nga, ở ấp 4, xã Vĩnh Trung - một trong những gia đình có thân nhân bị ảnh hưởng chất độc da cam được hỗ trợ nhà tình thương. Trò chuyện cùng chúng tôi, chị Nga bộc bạch: “Nếu không có sự hỗ trợ của Hội Nạn nhân chất độc da cam - Bảo trợ người tàn tật - Trẻ em mồ côi huyện không biết đến bao giờ gia đình tôi mới có căn nhà kiên cố như thế này, bởi thu nhập từ việc giữ vịt thuê của chồng tôi không đủ lo miếng ăn hàng ngày, thì đâu có khả năng mà cất lại căn nhà”.

Hoàn cảnh gia đình chị Nga vô vàn khó khăn. Vợ chồng nghèo, không đất đai sản xuất, phải làm thuê làm mướn để kiếm sống. Những tưởng với sự cố gắng làm lụng của đôi vợ chồng trẻ, cuộc sống sẽ đầm ấm, đầy đủ hơn. Thế nhưng, khi đứa con gái đầu lòng bé Phan Thị Cẩm Tú chào đời đã làm vụt tắt mọi hy vọng của gia đình, bởi em chỉ nằm một chỗ và được bác sĩ chẩn đoán bị ảnh hưởng chất độc da cam. “Nhìn con như vậy, vợ chồng tôi đau lòng lắm, dù cố gắng chạy chữa nhưng tình hình vẫn không cải thiện. Từ ngày cháu Cẩm Tú chào đời chỉ có chồng tôi đi làm, còn tôi thì ở nhà chăm sóc cho con, cuộc sống cũng vì thế mà thêm túng thiếu”, chị Nga xúc động cho biết. Căn nhà lá của vợ chồng chị Nga được cất khi mới ra riêng đã mục nát, mỗi khi trời mưa gió thì dột nước khắp nơi, nhưng hoàn cảnh khó khăn nên không có điều kiện để sửa lại. Xét thấy hoàn cảnh của gia đình, Hội Nạn nhân chất độc da cam - Bảo trợ người tàn tật - Trẻ em mồ côi huyện đã vận động hỗ trợ căn nhà tình thương trị giá 25 triệu đồng. Theo chị Nga, ngày căn nhà khởi công, cả gia đình ai cũng vui vì từ nay có nhà kiên cố để ở, không còn phải lo cảnh mưa dột gió lùa.

Việc hỗ trợ nhà tình thương không chỉ giúp gia đình nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc da cam có mái ấm để an cư, mà còn thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của cộng đồng, xã hội với những gia đình đang phải gánh chịu nỗi đau dai dẳng mà chiến tranh để lại.

Tạo điều kiện vươn lên

Không chỉ quan tâm, hỗ trợ về nhà ở, Hội Nạn nhân chất độc da cam - Bảo trợ người tàn tật - Trẻ em mồ côi huyện Vị Thủy còn tạo điều kiện để các gia đình nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc da cam vươn lên trong cuộc sống. Thời gian qua, hội đã tích cực vận động cũng như phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan, để giúp đỡ các đối tượng, như: tặng xe lăn, xe lắc, chăm sóc sức khỏe, thăm hỏi tặng quà, hỗ trợ cây giống, con giống… Bà Trương Thị Mười Hai, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam - Bảo trợ người tàn tật - Trẻ em mồ côi huyện Vị Thủy, cho biết: “Với gia đình có thân nhân bị ảnh hưởng chất độc da cam dường như cái nghèo luôn đeo bám, bởi các đối tượng không đủ sức khỏe để lao động, lại thường xuyên bị đau ốm. Do đó, không chỉ cần người chăm sóc mà còn thêm gánh nặng chi phí thuốc men. Với tinh thần đoàn kết, chia sẻ nỗi đau, chúng tôi thường xuyên vận động các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp để hỗ trợ, chia sẻ phần nào khó khăn với các gia đình”.

Nhờ sự giúp sức của hội và địa phương mà nhiều gia đình nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc da cam đã vươn lên, ổn định cuộc sống. Như trường hợp của gia đình bà Thị Ly, ở ấp 6, xã Vị Thủy. Bà Ly chia sẻ: “Nhờ sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cấp, các ngành, tổ chức xã hội, đã giúp chúng tôi vượt qua khó khăn, vì thế cả gia đình vui mừng không kể siết”. Được biết, gia đình bà Ly thuộc diện hộ nghèo, trong khi con lại bị ảnh hưởng chất độc da cam - em Phạm Thị Nhí (15 tuổi), do đó, cái nghèo cứ mãi đeo bám. Thấu hiểu nỗi vất vả cũng như tạo điều kiện để gia đình vươn lên, năm 2012, gia đình bà được Hội Nạn nhân chất độc cam/dioxin tỉnh phối hợp cùng với Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế Anco và Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin - Bảo trợ người tàn tật - Trẻ em mồ côi huyện Vị Thủy hỗ trợ 4 con heo giống và chi phí thức ăn cho đợt nuôi, tương đương 18 triệu đồng. Nhờ “chí thú làm ăn”, cộng với sự hỗ trợ trong chăn nuôi nên đợt nuôi đầu tiên, gia đình bà Ly đã thu được lợi nhuận kha khá, cuộc sống từng bước cải thiện. Với hiệu quả mang lại, nên gia đình bà luôn duy trì mô hình này. Hiện nay, ngoài nuôi heo thịt, bà còn nuôi heo giống sinh sản.

Nhìn chung, với nhiều hình thức giúp đỡ thiết thực, Hội Nạn nhân chất độc da cam - Bảo trợ người tàn tật - Trẻ em mồ côi huyện Vị Thủy đã mang đến niềm tin cho nhiều gia đình bị ảnh hưởng chất độc da cam. “Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục vận động các nguồn lực, để chăm lo tốt hơn đời sống của các nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc da cam. Từ đó, giúp họ có thêm niềm tin vươn lên trong cuộc sống”, bà Trương Thị Mười Hai, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam - Bảo trợ người tàn tật - Trẻ em mồ côi huyện Vị Thủy cho biết thêm.

Từ năm 2011-2015, Hội Nạn nhân chất độc da cam - Bảo trợ người tàn tật - Trẻ em mồ côi huyện Vị Thủy đã vận động hỗ trợ 5 căn nhà tình thương, 20 con heo giống cho các gia đình nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc da cam. Ngoài ra, còn khám bệnh, cấp thuốc miễn phí trên 4.000 lượt người, hỗ trợ gần 100 xe lăn, xe lắc cho các đối tượng…

 

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU

分享到: