Đại diện Bộ Công Thương xin lỗi người dân,ệpkhôngkịptrởtayvìcắtđiệnđộtngộkết quả adelaide doanh nghiệp vì để xảy ra thiếu điện Thứ trưởng Bộ Công Thương: "Xin chia sẻ khó khăn" với doanh nghiệp và người dân vì thiếu điện Quy hoạch điện 8: Giải quyết khó khăn các dự án điện gió, điện mặt trời Nhà máy của Công ty TNHH Dụng cụ An Mi đã áp dụng điện mặt trời áp mái. Chia sẻ với phóng viên, một số doanh nghiệp sản xuất, nhất là những doanh nghiệp công nghiệp phải sử dụng nhiều thiết bị máy móc, tốn nhiều điện năng đã bày tỏ nỗi bức xúc khi ngành điện ngừng cấp điện thời gian dài và thậm chí là không báo trước lịch cắt điện để doanh nghiệp chuẩn bị.
Ông Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại và Phát triển Công nghệ PMA chia sẻ, trong những ngày cuối thág 5 và đầu tháng 6, doanh nghiệp bị cắt điện 3 lần, từ 7 giờ sáng đến 16 giờ chiều, nhưng phía cơ quan điện lực địa phương lại chỉ thông báo trước đó vài tiếng. Với tình trạng này, theo ông Tuấn Anh, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất lớn, kế hoạch sản xuất bị đảo lộn, đơn hàng bị chậm tiến độ.
“Việc cắt điện đã làm thay đổi toàn bộ giờ làm việc của công nhân, Công ty phải chuyển sang làm việc từ 16 giờ chiều đến 22 giờ đêm (ca tối), khiến Công ty phải chi thêm tiền trợ cấp giờ làm và thay đổi sinh hoạt của toàn thể nhân viên", Giám đốc Công ty PMA bức xúc nói.
Tương tự, ông Ngô Sách Vinh, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Cơ khí Sao Việt (SAVIMEC) tại Khu công nghiệp Đại Đồng - Hoàn Sơn (thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) chia sẻ, công ty đã nhiều lần bị cắt điện 20 tiếng, thậm chí cả 24 tiếng nhưng lại không thông báo sớm. Chẳng hạn, vào chiều 6/6/2023, 15 giờ phía điện lực thông báo cắt điện thì 20 giờ đã cắt, chỉ trước vài tiếng thì doanh nghiệp, người lao động xoay không kịp.
Vị này than thở, nếu cứ cắt điện liên tục như hiện nay thì sẽ làm hỏng hết kế hoạch của doanh nghiệp, chậm kế hoạch giao hàng, chậm tiến độ, bị phạt hợp đồng… “Quy định thông báo trước cho doanh nghiệp 5 ngày nhưng họ không thực hiện thì chúng tôi cũng chẳng biết kêu ai”, ông Vinh bày tỏ.
Nhìn chung, đây là tình trạng chung của các doanh nghiệp. Ông Nguyễn Quang Trung, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác và chuyển giao công nghệ cho hay, doanh nghiệp cũng hiểu và thông cảm cho ngành điện bởi thiếu điện là vấn đề chung của toàn quốc, nhưng phía điện lực cũng cần tôn trọng và thông báo cho doanh nghiệp trước 24 giờ để kịp thời thay đổi quản trị, phân công lao động.
Khảo sát chung các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cho biết, việc thiếu điện và phải cắt điện luân phiên diễn ra trên diện rộng ở miền Bắc, tuy nhiên lại xảy ra tình trạng cắt điện không báo trước hoặc báo trước rất ngắn, có nơi chỉ 2-3 tiếng; cắt điện theo các phiên ngắn hoặc rất ngắn; không chia sẻ kế hoạch cắt điện luân phiên với doanh nghiệp, nhiều nơi hỏi điện lực địa phương chỉ biết báo đợt tiếp theo cắt lúc nào, còn kế hoạch trong vài ngày, trong tuần cũng không rõ… Những tình trạng này làm doanh nghiệp không thể bố trí được lịch sản xuất và ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Từ những vấn đề trên, VASI kiến nghị Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cần hướng dẫn và yêu cầu điện lực các địa phương thay đổi cách thức liên lạc, trao đổi thông tin, cắt điện luân phiên thì phải báo trước ít nhất 24 tiếng, nếu có kế hoạch dài hơn thì chia sẻ cụ thể, chính xác đến khách hàng; chia phiên cắt điện hợp lý hơn, cắt điện - có điện càng dài càng tốt (2-3 ngày cắt 1 lần hoặc lâu hơn) bởi đặc thù sản xuất công nghiệp với các loại lò gia nhiệt, máy ép nhựa, cao su... cần chạy thời gian dài mới hiệu quả.
Trong tình hình khó khăn, theo các chuyên gia, các doanh nghiệp cần hướng đến những giải pháp dài hạn, bởi biến đổi khí hậu là vấn đề không lường trước được nên có thể ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất điện như hiện nay. Do đó, việc áp dụng các công nghệ về tiết kiệm điện, sử dụng điện năng lượng tái tạo… là những giải pháp cần hướng tới, vừa đảm bảo hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được ổn định, vừa giúp doanh nghiệp đáp ứng được theo các tiêu chí của phát triển bền vững.
Chẳng hạn, nhiều doanh nghiệp đang áp dụng công nghệ điện năng lượng mặt trời áp mái. Ông Nguyễn Hồng Phong, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Dụng cụ An Mi cho biết, nhà máy của công ty đã được lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên 40% diện tích mái và đang tiếp tục mở rộng lên 100% diện tích mái để có thể sử dụng nguồn năng lượng hiệu quả. Ngoài ra, ông Phong cũng cho biết, Công ty đã và đang sử dụng hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ cao nhập khẩu từ Đức và Nhật Bản có độ chính xác cao và tiết kiệm điện.
Nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may cũng đã và đang lắp đặt điện mặt trời áp mái, vừa giúp làm mát mái nhà và giảm chi phí sử dụng điện của nhà máy, đặc biệt là giúp giảm phát thải hàng tấn khí CO2 ra môi trường hàng năm. Theo các doanh nghiệp ngành dệt may, việc này nhằm hướng đến mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 mà Việt Nam đã cam kết. Việc "xanh hóa" này cũng giúp ngành dệt may có lợi thế hơn khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
顶: 3踩: 191
【kết quả adelaide】Doanh nghiệp không kịp trở tay vì cắt điện đột ngột
人参与 | 时间:2025-01-11 06:54:26
相关文章
- Nhật Bản cảnh báo người tiêu dùng về bão hàng giả các thương hiệu nổi tiếng
- InterContinental® Danang đạt danh hiệu hài lòng nhất khu vực
- Giá vàng hôm nay ngày 1/7/2016: Thăng hoa chào tháng mới
- Ý tưởng khởi nghiệp độc và lạ của những công ty khổng lồ
- Ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram bất ngờ bị ngừng hoạt động
- Giá vàng hôm nay 9/6/2016 tăng trở lại, USD suy yếu
- Đại gia Điện Biên bị bắt, đường dây cá độ nghìn tỷ bị đánh sập
- Bẫy Iphone xịn giá bèo: Trò xưa vẫn lừa được khách
- “Trợ lý ảo” VAV
- Thị trường BĐS: Sẽ 'bùng nổ' vào cuối năm?
评论专区