| Hội nghị Trung ương 14 bàn công tác nhân sự quan trọng | | Góp ý văn kiện Đại hội Đảng XIII: Quy trình tiếp thu ý kiến chặt chẽ,ôngkhaidanhsáchTrungươngkhóaXIIIđểnhândânđónggópýkiếbảng xếp hạng fifa thế giới nữ nghiêm túc, trách nhiệm | | Hoàn thiện các dự thảo văn kiện Đại hội XIII sau khi lấy ý kiến nhân dân |
| Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tại Hội nghị. |
Tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ 4 (Khóa 9) diễn ra sáng 21/12, các đại biểu khẳng định: Giai đoạn 2018-2020, MTTQ Việt Nam đã phát huy vai trò là diễn đàn rộng lớn để tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng chống tham nhũng. Các đại biểu cũng đề nghị công khai danh sách những cán bộ dự kiến bầu vào Trung ương trước khi diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII để nhân dân đóng góp ý kiến. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn. | Bà Trương Thị Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam. |
Điểm nổi bật trong giai đoạn 2018-2020, MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên đã tham gia góp ý, phản biện xã hội đối với các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí như: Chính sách, pháp luật về quản lý đất đai, tài nguyên; công tác cán bộ; các quy định liên quan đến cơ chế phân công, phân cấp, xác định trách nhiệm giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân; thủ tục hành chính; tài chính công; cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước; các dự án BOT, BT… nhằm phát hiện, kiến nghị để hạn chế, khắc phục những “khe hở” dễ dẫn đến tham nhũng, lãng phí. | Ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng, giám sát, phản biện chưa đi sâu tham gia với Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ. |
Mặc dù vậy, theo ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam thì giám sát, phản biện chưa đi sâu tham gia với Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ: “Đối với những cán bộ cần phải đóng góp ý kiến của Mặt trận vào công tác cán bộ theo đúng tinh thần quyết định 217-218. Xây dựng Đảng trong sạch thì trước hết là xây dựng cán bộ. Dân vận, mặt trận đóng góp vào. Tôi đề nghị công khai, nếu có, đồng chí nào vào Trung ương khóa này thì nên công khai danh sách trước khi Đại hội để dân đóng góp ý kiến”. |
Nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Phạm Thế Duyệt cũng cho rằng: Để trong sạch đội ngũ nên mở rộng dân chủ, công khai để nhân dân đóng góp ý kiến: “Thông qua khu dân cư, thông qua cơ quan quản lý cán bộ, thông qua các tổ chức giám sát để đánh giá đúng cán bộ khi giới thiệu. Đó cũng là dân chủ. Ai sống như thế nào, bất minh gì, dân biết hết. Hãy mở rộng dân chủ và cho người ta thẩm định phát hiện ở những trường hợp đó. Hay ở cơ quan, giới thiệu ai… sống với nhau thế nào, để biết”. | Bà Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương. |
Để Mặt trận Tổ quốc làm tốt hơn chức năng giám sát và phản biện xã hội, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, các đại biểu đề nghị phát huy hoạt động của các Hội đồng tư vấn trong công tác xây dựng pháp luật và phản biện xã hội đối với các chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng và về các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí. Qua đó kịp thời phát hiện, kiến nghị để hạn chế, khắc phục những “khe hở” dễ dẫn đến tham nhũng, lãng phí. Ông Vũ Trọng Kim, Chủ tịch Trung ương Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam đề nghị: “Không cho người ta tham nhũng thì phải bịt chặt tất cả các “kẽ hở, lối vào”. Nhưng giờ mình bịt chưa chặt. Xung quanh cơ chế giám sát còn lỏng lẻo. Thấy còn kẽ hở còn tung hoành được. Khi “chặt” rồi không làm gì được. Cho nên tiếp tục làm tốt việc bịt kín các kẽ hở của pháp luật. Sau đó mới nói tới giám sát, kiểm soát quyền lực. Kiểm soát chức năng nhiệm vụ được giao và không được giao thì làm tới đâu, làm như thế nào”. |