当前位置:首页 > Cúp C2

【keo nhat ban】Không nên cả nể

Cuối tháng vừa rồi,ôngnêncảnểkeo nhat ban thay mặt chồng, tôi về quê ăn giỗ ông cố. Nhân lúc họ hàng đông đủ, như đã có sự chuẩn bị sẵn, chờ đến thời điểm thích hợp, bác trưởng họ đằng hắng trước khi lên giọng trịnh trọng: “Tháng bảy năm ni sẽ tổ chức họp để quyên góp kinh phí thay lại mái ngói nhà thờ. Bà con coi chuẩn bị, tính sơ sơ công trình ni cũng hết khoảng 400 triệu đồng!”.

Những mệnh lệnh tương tự như vậy, trong hoàn cảnh như vậy không lạ. Đó luôn là màn mở đầu cuộc bàn luận cho đến khi buổi tiệc tàn. Một người trung niên chắc cũng vai em hay cháu gì đó của chồng tôi có vẻ như cũng mạnh dạn lắm mới dám nêu ra thắc mắc: “Con nhớ nhà thờ họ mới sửa cách đây chưa lâu mà ôn”. Ông bác trả lời không cần suy nghĩ: “Ba năm rồi chớ mới chi nữa. Bữa trước là xây hàng rào. Lần ni, ước chừng con trai từ đời thứ 3 trở lên, mỗi cặp vợ chồng góp khoảng 3 triệu đồng. Con cháu ngoại thì tùy lòng hảo tâm, không có cũng không ai trách.”. Một người khác lên tiếng: “Chừng nớ tiền, có phải ai cũng có mà góp mô bác”; “Sửa nhà thờ họ phải làm cho đàng hoàng con cháu mới làm ăn ra chớ. Tiền nhiều vì đòn tay phải là gỗ lim, ngói phải chọn Hạ Long!”...

Không khí bắt đầu lắng xuống, một vài người chùng mặt, người thì lẩm bẩm gì đó trước khi bỏ đi. Cuối cùng, cũng có một người lên  tiếng: “Con thấy sửa chữa nhà thờ là việc phải làm, nhưng sao cứ nhất thiết phải chọn các loại vật liệu đắt đỏ. Trong khi đó, việc xây dựng quỹ khuyến học để lo tương lai cho con cháu của họ mình lại còn sơ sài quá”; “Ai nói eng là không có, cuối năm học đứa mô được học sinh giỏi cũng thưởng 100 ngàn chớ... Eng đóng góp được mấy nơi mà bắt bẻ dữ rứa...”.

Tránh làm mất lòng bề trên, người kia không đối đáp nữa dù bác trưởng họ vẫn tiếp tục phân tích để chứng minh rằng sự đắt đỏ đồng nghĩa với lòng thành. Cũng không ít người ở lại hùa theo. Phận làm dâu, dù số tiền phải nộp cũng không nhỏ so với kinh tế gia đình, nhưng để không bị trách móc tôi đành im lặng. Nhưng khi về đến nhà, bình tĩnh ngẫm lại cũng thấy trách bản thân. Rõ ràng, trong lòng rất đồng tình với ý kiến nên quan tâm quỹ khuyến học hơn, nhưng lại không hưởng ứng để chọn cho mình sự bình yên.

Chỉ là câu chuyện kêu gọi đóng góp không hợp lý trong một họ tộc, nhưng nhìn rộng ra mới thấy mọi nguyên do để những sự bất hợp lý cứ tồn tại là bởi dù thấy sai, thấy không hợp lý nhưng nhiều người không dám phản biện, lên tiếng ủng hộ những ý kiến đúng đắn, đó là thực tế đáng buồn.

ĐĂNG VIỆT

分享到: