【soi kèo liverpool vs aston villa】Thúc đẩy hộ cá nhân chuyển đổi thành doanh nghiệp
作者:La liga 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 05:27:10 评论数:
PV:Bộ Tài chính vừa hoàn thiện tờ trình trình Chính phủ, trình Quốc hội dự thảo nghị quyết của Quốc hội về giảm 30% số thuế TNDN mà các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ phải nộp năm 2020. Ông đánh giá như thế nào về đề xuất này của Bộ Tài chính?
- Ông Nguyễn Văn Được:Tôi đánh giá cao đề xuất của Bộ Tài chính trong việc giảm thuế cho DN nhỏ và siêu nhỏ. Chính sách này không chỉ bổ trợ và hiện thực hóa khoản 1 Điều 10 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, mà theo nghị quyết này, DN nhỏ và siêu nhỏ sẽ được gảm 30% số thuế TNDN phải nộp trong năm 2020. Việc giảm thuế cho đối tượng này là vô cùng quan trọng, góp phần thúc đẩy và phát triển DN này cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
Thuế TNDN là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập (lợi nhuận) của DN. Khi giảm 30% thuế TNDN phải nộp, tức là chi phí về thuế giảm đi, từ đó tác động đến tích tụ và đầu tư tư nhân một cách trực tiếp và mạnh mẽ. Chính sách này sẽ tạo thêm nguồn lực tài chính, tăng sức cạnh tranh cho các DN, đặc biệt là DN nhỏ và siêu nhỏ vốn dĩ rất yếu, cần được hỗ trợ.
Việc giảm 30% thuế TNDN cho DN nhỏ và siêu nhỏ sẽ tạo thêm nguồn lực tài chính, tăng sức cạnh tranh cho các DN này, bởi các DN nhỏ và siêu nhỏ vốn dĩ rất yếu, cần được hỗ trợ... Ông Nguyễn Văn Được |
Quy mô và tác động của chính sách này cũng khá lớn, bởi có tới trên 93% DN nhỏ và siêu nhỏ được hưởng lợi. Điều đó cho thấy quy mô của nền kinh tế sẽ được phát triển đồng bộ, giảm bớt sức ép cạnh tranh không cân sức. Hay nói cách khác là tạo ra những lợi thế về thuế để cho DN nhỏ và siêu nhỏ tồn tại, phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, sớm lớn mạnh, bắt nhịp kịp với các DN lớn, DN vừa trong nước cũng như các DN trong khu vực.
Giảm thuế suất thuế TNDN còn tạo ra động lực và tâm lý cho các DN gia tăng sản xuất, đầu tư kinh doanh, cũng như thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, làm cho quy mô về số lượng và chất lượng của các DN nhỏ, siêu nhỏ tăng lên, đảm bảo mục tiêu hướng tới 1 triệu DN có chất lượng trong tương lai.
Giảm thuế suất thuế TNDN, bên cạnh chính sách miễn thuế TNDN có thời hạn không chỉ làm cho động cơ, mục đích gian lận thuế giảm đi, mà còn tạo ra sự bình đẳng giữa chính sách thuế TNDN với chính sách thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của hộ cá nhân kinh doanh. Tức là chi phí về thuế của hai hình thức tổ chức kinh doanh này tương đồng. Việc thành lập DN có nhiều thuận lợi về tổ chức kinh doanh, điều này sẽ tạo đà cho sự chuyển đổi từ hộ cá nhân kinh doanh lên DN.
Mặt khác, theo tôi, trong bối cảnh DN đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, việc giảm thuế cho các DN nhỏ và siêu nhỏ là rất cần thiết. Các DN nhỏ và siêu nhỏ có quy mô nhỏ, tổ chức kinh doanh chưa bài bản, chuyên nghiệp và cần được sự hỗ trợ. Ngoài giảm 30% số thuế TNDN năm 2020 cho DN nhỏ và siêu nhỏ, trong trung và dài hạn, chúng ta cần tiếp tục có lộ trình giảm mức thuế suất thuế TNDN cho đối tượng này.
PV:Theo tính toán của Bộ Tài chính, việc giảm 30% thuế TNDN năm 2020 có thể làm giảm thu ngân sách khoảng 15.840 tỷ đồng. Trong bối cảnh dịch bệnh đã làm giảm nhiều nguồn thu, đề xuất này cũng sẽ làm cho nhiệm vụ thu ngân sách càng thêm nặng nề. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?
- Ông Nguyễn Văn Được:Rõ ràng cán cân thu - chi ngân sách của chúng ta còn khó khăn, nhiều chính sách phải “thắt lưng buộc bụng” trong điều kiện bình thường. Do đó, trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các nguồn thu chắc chắn sẽ giảm so với năm 2019. Đồng thời, các khoản chi ngân sách cho dịch bệnh lại tăng lên, gây áp lực khá lớn cho ngân sách nói chung và ngành tài chính nói riêng.
Đặc biệt, việc đề xuất giảm 30% thuế TNDN năm 2020 cho các DN nhỏ và siêu nhỏ sẽ làm giảm 15.840 tỷ đồng, điều này làm cho bài toán thu chi ngân sách của Bộ Tài chính thêm khó khăn. Điều đó cho thấy rằng, những nỗ lực của Bộ Tài chính hỗ trợ cộng đồng DN đáng được ghi nhận. Tuy nhiên việc “khoan sức” cho DN trong bối cảnh ảnh hưởng của Covid-19 là cần thiết để DN tồn tại phát triển, tạo nguồn thu cho tương lai.
PV:Cùng với đề xuất giảm thuế TNDN cho DN nhỏ và siêu nhỏ, theo ông để tạo điều kiện cho DN nhỏ và siêu nhỏ phát triển, thì Chính phủ cần có những chính sách gì để giúp khối DN này phát triển?
- Ông Nguyễn Văn Được:Theo tôi, bên cạnh đề xuất giảm thuế TNDN cho DN nhỏ và siêu nhỏ, Chính phủ và các bộ, ngành cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công theo hướng hiện đại, khoa học trên nền tảng công nghệ. Điểm mấu chốt đối với các DN nói chung và DN nhỏ và siêu nhỏ nói riêng là tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Bên cạnh chính sách thuế, cũng cần đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ về vốn, hỗ trợ nguồn nhân lực, thị trường, công nghệ, quản lý DN, hỗ trợ tư vấn thủ tục pháp lý, thuế, kế toán, liên kết chuỗi cung ứng và bán hàng… theo quy định của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa số 04/2017/QH13.
Ngoài ra, cần giảm thiểu các thủ tục về đăng ký, kiểm tra lao động, thủ tục hành chính, giảm mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, các khoản kinh phí công đoàn, cũng như quá trình giải quyết và thực thi các quy định của pháp luật phải nhanh chóng, kịp thời đồng bộ và nhất quán từ trung ương xuống địa phương, lấy DN làm trọng tâm.
Tôi tin tưởng rằng, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cơ quan bộ, ngành và sự chung sức đồng lòng của cộng đồng DN thì chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự phát triển lớn mạnh của DN nhỏ và siêu nhỏ trong tương lai.
PV:Xin cảm ơn ông!
Nhật Minh (thực hiện)