当前位置:首页 > World Cup

【bxh vdqg y】Nhà khoa học có nhiều trích dẫn trên thế giới bị loại khỏi danh sách xét GS

Ông Nguyễn Thời Trung giảng dạy và nghiên cứu tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng từ năm 2010 và nay là Viện trưởng Viện khoa học tính toán của trường này.

Năm 2014,àkhoahọccónhiềutríchdẫntrênthếgiớibịloạikhỏidanhsáchxébxh vdqg y ông Nguyễn Thời Trung được công nhận chức danh PGS. 

Năm 2019, PGS Nguyễn Thời Trung lọt vào tốp 100.000 nhà khoa học có trích dẫn nhiều nhất thế giới theo thống kê của nhóm tác giả John P. A. Ioannidis, Jeroen Baas, Richard Klavans, và Kevin W.Boyack trong công trình “A standardized citation metrics author database annotated for scientific field” được công bố trên Tạp chí “PLOS Biology” (Mỹ).

Nhóm của John Ioannidis đã dùng cơ sở dữ liệu của Scopus (một cơ sở dữ liệu thư mục chứa bản tóm tắt và trích dẫn các bài báo khoa học), thống kê từ 24.702 tạp chí và 6.123 kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế uy tín (giai đoạn 1960 - 2017) của gần 7 triệu tác giả và lọc ra danh sách này.

{ keywords}
PGS Nguyễn Thời Trung, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, 

Theo cơ sở dữ liệu Scopus của Hà Lan, PGS Nguyễn Thời Trung có hơn 6.400 trích dẫn khoa học, chỉ số H-index là 44 (tức có 44 bài, mỗi bài được trích dẫn ít nhất 44 lần trở lên).

Năm 2020, PGS Nguyễn Thời Trung đăng ký xét chức danh GS tại Hội đồng GS cơ sở Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, ngành Cơ học và đã được thông qua. Tuy nhiên theo công bố mới nhất của Hội đồng GS ngành Cơ học, ngành Cơ học có 4/7 ứng viên bị loại, trong đó có PGS Trung.

Nêu 103 bài báo trong hồ sơ

Trong bản đăng ký công khai trên website của Hội đồng GS Nhà nước, PGS Nguyễn Thời Trung công khai ông được cấp 3 bằng đại học của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM và Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.

Ngoài ra, ông Trung có 2 bằng thạc sĩ, trong đó 1 bằng của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM và 1 bằng của Đại học Liege, Bỉ, 1 bằng tiến sĩ của Đại học Quốc gia Singapore.

Ngày 14/3/2014, ông được bổ nhiệm PGS ở Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM.

Theo bản khai của PGS Nguyễn Thời Trung, ông đã hướng dẫn 1 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ; đã hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên gồm 1 đề tài cấp trường, 1 đề tài cấp đại học Quốc gia (đề tài trọng điểm loại B) và 4 đề tài cấp Nhà nước (đề tài của Quỹ NAFOSTED).

Ông Trung cũng công bố 103 bài báo khoa học, trong đó có 102 bài trên tạp chí quốc tế (ISI). Số bài báo khoa học mà PGS Nguyễn Thời Trung công bố sau khi được công nhận chức danh PGS (từ năm 2014 đến nay) là 57 bài. Cụ thể, năm 2014 có 11 bài; năm 2015 có 7 bài; năm 2016 có 8 bài; năm 2017 có 7 bài; năm 2018 có 13 bài; năm 2019 có 7 bài; năm 2020 có 4 bài.

Số lượng sách đã xuất bản là 2 cuốn, trong đó đồng chủ biên 1 sách chuyên khảo và chủ biên 1 giáo trình. PGS Nguyễn Thời Trung đề xuất 3 công bố khoa học thay thế tiêu chuẩn hướng dẫn 1 nghiên cứu sinh được cấp bằng tiến sĩ bị thiếu và đề xuất 3 công trình thay thế điểm sách phục vụ đào tạo theo quy định….

Sự thực: có khoảng 250 bài báo, 9 tháng công bố 77 bài

Về lý do PGS Nguyễn Thời Trung bị loại, GS Trần Văn Liên, Thư ký Hội đồng GS ngành Cơ học, thông tin Hội đồng GS ngành Cơ học đã gửi toàn bộ kết luận lên Hội đồng GS Nhà nước. Trong đó, ghi rõ 3 nguyên nhân khiến PGS Nguyễn Thời Trung bị loại là: do số lượng bài báo khoa học công bố khoa học quá nhiều, tăng đột biến; Nhiều công bố của ông Trung không thuộc lĩnh vực ngành cơ học; Bản báo cáo tổng quan của PGS Trung không đạt.

Trao đổi với VietNamNet, GS.TSKT Phạm Đức Chính, Viện Cơ học, cho hay trường hợp PGS Nguyễn Thời Trung cũng như nhiều trường hợp khác bị loại khỏi danh sách xét GS, PGS năm nay do có hiện tượng công bố quá nhiều bài báo khoa học trong một thời gian ngắn và điều này là phi thực tế. PGS Nguyễn Thời Trung công bố bài báo khoa học với nhiều tác giả nước ngoài. Ngoài ra, có những bài của PGS Nguyễn Thời Trung khác chuyên môn xin xét duyệt chức danh GS.

“Năm nay, Hội đồng GS Nhà nước siết chặt vấn đề này nên có nhiều người bị loại khỏi danh sách. Nhiều trường hợp “dính” vào vấn đề này hoặc nghi vấn “mua bán” bài báo khoa học đã bị loại”- GS Chính nói.

GS.TSKH Phạm Đức Chính, cho hay ngành Cơ học có 7 ứng viên từ Hội đồng GS Cơ sở đưa lên thì có 4 người bị Hội đồng GS ngành loại, trong này có 1 trường hợp do thiếu bài báo quốc tế, 3 trường hợp còn lại đều có nghi vấn “mua bán” bài và ít nhiều có liên quan đến Trường ĐH Tôn Đức Thắng.

“Năm 2019, PGS Nguyễn Thời Trung công bố 48 bài. Năm 2020, tính đến tháng 9 có 77 bài. Trong bản khai đầu, PGS Nguyễn Thời Trung khai chỉ có 103 bài là không đủ (đây là những bài PGS là tác giả chính hoặc tác giả số 1). Sau đó, Hội đồng GS Nhà nước yêu cầu khai bổ sung đầy đủ nên PGS Nguyễn Thời Trung đã khai thêm 100 bài nên trong bản khai bổ sung có 200 bài báo. Tuy nhiên, Hội đồng GS Nhà nước tiến hành kiểm tra khách quan từ chuyên gia độc lập thì phát hiện PGS Nguyễn Thời Trung có thêm khoảng 50 bài nữa, tức là có tổng cộng khoảng 250 bài báo. Năm nay chỉ tính đến tháng 9 nhưng PGS Nguyễn Thời Trung đã có 77 bài báo là con số kỷ lục. Còn nữa, đây mới chỉ tính những bài công bố quốc tế chứ không tính công bố trong nước”- GS Chính cho hay.

GS Phạm Đức Chính nhìn nhận PGS Nguyễn Thời Trung là người có năng lực, triển vọng.

“PGS Nguyễn Thời Trung từng nhận giải luận án tiến sĩ xuất sắc của ĐH Quốc gia Singapore và từng tham gia viết sách chung với thầy (ở Singapore). Nhưng có thể do bị “ép” tăng số lượng nghiên cứu khoa học từ cơ quan chủ quản. Khi biết số lượng công bố của PGS Nguyễn Thời Trung, thực sự tôi cũng rất bất ngờ”- GS Chính nói.

Lê Huyền 

Ứng viên GS bị loại vì công bố 77 bài/9 tháng, các nhà khoa học nói gì?

Ứng viên GS bị loại vì công bố 77 bài/9 tháng, các nhà khoa học nói gì?

Nhiều ứng viên bị loại khỏi danh sách xét Giáo sư (GS), Phó Giáo sư (PGS) năm 2020 vì số lượng bài báo khoa học quá nhiều, có ứng viên 40-50 bài/nửa năm, đặc biệt có ứng viên 77 bài/9 tháng...

分享到: