您的当前位置:首页 > Thể thao > 【keo bong da dem nay】Đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân 正文

【keo bong da dem nay】Đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân

时间:2025-01-09 13:39:14 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

Hiện nay, thị trường hàng hóa lương thực, thực phẩm tại các chợ, siêu thị keo bong da dem nay

Hiện nay,Đảmbảohnghaphụcvụngườkeo bong da dem nay thị trường hàng hóa lương thực, thực phẩm tại các chợ, siêu thị, cửa hàng bách hóa dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong tỉnh, giá cả không biến động lớn.

Đoàn liên ngành của tỉnh kiểm tra giá cả, tình hình mua bán, dự trữ hàng hóa phục vụ người dân.

Nguồn cung và giá ổn định

Kết quả từ đoàn liên ngành do Sở Công thương tỉnh chủ trì kiểm tra về tình hình giá cả, mua bán, dự trữ hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm tại 10 đơn vị kinh doanh gồm các chợ loại 1, loại 2, siêu thị, cửa hàng bách hóa, góp phần giảm bớt sự lo lắng của người dân trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Tiểu thương và đại diện các siêu thị đều nhận định dịch Covid-19 đã thay đổi thói quen mua sắm của khách hàng. Tuy nhiên, tình trạng khan hiếm, thiếu hàng cung ứng nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm chưa diễn ra.

Gạo là loại lương thực chính, dễ tích trữ và có sức mua tăng mạnh trong thời gian qua. Chị Phạm Thị Bích Tuyền, tiểu thương bán gạo tại chợ Vị Thanh, cho biết: “Trước đây, bao nhỏ từ 5-10kg bán cho khách lẻ rất chạy, còn hiện nay đa số người tới mua là chọn bao 25kg. Riêng lượng khách trong tháng qua cũng tăng gấp 2-3 lần so với ngày thường nên phải tăng số lượng và số chuyến nhập hàng”.

Nguồn cung hàng hóa ổn định, phong phú về chủng loại, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Các loại thực phẩm khác tại chợ cũng ghi nhận sức mua tăng như nước mắm, gia vị, hóa mỹ phẩm nhưng không kéo dài gây hụt hàng và người bán vẫn chủ động được lượng hàng nhập vào. Bà Nguyễn Thị Tiến, bán tạp hóa tại chợ Vị Thanh, phường III, thành phố Vị Thanh, cho hay: “Khách đi mua hàng đông nhất là mỗi khi có thông tin gì mới về dịch Covid-19, sau đó vài bữa là vắng hơn hẳn do tâm lý “sợ” dịch, ngại tập trung nơi đông người. Đây cũng là lý do mà có lúc chợ truyền thống thưa thớt khách”.

Trên địa bàn tỉnh, có 2 siêu thị của hệ thống Sài Gòn Co.op là Co.opMart Vị Thanh và Co.opMart Ngã Bảy. Theo thông tin 2 đơn vị này cung cấp cho đoàn kiểm tra, hiện còn trong kho khoảng 2.000 thùng mì và trên 2 tấn gạo các loại. Ông Nguyễn Nghĩa Trọng, Phó Giám đốc siêu thị Co.opMart Vị Thanh, thông tin: Dù hiện nay toàn hệ thống tập trung hàng hóa cung ứng ở các địa phương có ghi nhận trường hợp nhiễm bệnh để bình ổn thị trường nhưng lợi thế của Co.opMart trong tỉnh là tổng kho phân phối hàng hóa tại khu vực miền Tây nằm ở huyện Châu Thành A. Mỗi chuyến chỉ khoảng 1 giờ nên việc thiếu hàng cục bộ nếu có thì chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Tại siêu thị, trong mấy tháng qua sức mua tăng nhưng chưa đột biến và hiện đơn vị vẫn đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng, nhất là các sản phẩm lương thực, thực phẩm thiết yếu.

Còn tại cửa hàng Bách Hóa Xanh Vị Thanh, chị Tô Thị Linh, đại diện cửa hàng, thông tin thêm: Sức mua trong thời gian qua tại cửa hàng có tăng 15% đối với mặt hàng thực phẩm tươi sống, 30% đối với thực phẩm đóng gói như mì, gạo. Hàng nhập về 3 lần/tuần nên không lo việc thiếu hàng cung cấp kể cả các sản phẩm nước, gel rửa tay khô kháng khuẩn.

Người tiêu dùng cần tỉnh táo, tránh hoang mang

Đang mua sắm tại siêu thị Co.opMart Vị Thanh, bà Nguyễn Thanh Xuân, ở phường I, thành phố Vị Thanh, cho hay: “Khi nghe thông tin về dịch Covid-19, tôi cũng như mọi người đều thấy lo lắng, nghĩ ngay đến các thực phẩm, đồ dùng cần thiết cần phải mua. Nhưng vài lần đi mua, tôi thấy các loại nước mắm, đường, bột ngọt, gạo đều có nhiều. Rau củ, thịt cá cũng không thiếu nên chỉ mua đủ dùng vài ngày để hạn chế số lượt đi”.

Còn bà Nguyễn Cẩm Nhi, ở phường VII, thành phố Vị Thanh thì chia sẻ rằng, tháng trước mua dầu ăn, nước mắm… mỗi loại thêm 1 chai, giá bán vẫn như cũ. Các loại đồ gói như mì, hủ tiếu, lạp xưởng, xúc xích… mua nhiều hơn bình thường để đủ trong nhà dùng từ 1-2 tuần mới đi mua tiếp. “Khi đi ra ngoài mua đồ tôi cũng đi nhanh, về nhanh, không lân la xem hàng hóa, cũng không dẫn trẻ con theo. Nhiều người chắc cũng cùng suy nghĩ như tôi nên thấy khách hàng ít hơn là vậy”, bà Nhi cho biết thêm.

Về phía doanh nghiệp bán lẻ, ngành chức năng khuyến khích phương thức bán hàng và thanh toán trực tuyến để góp phần hạn chế tập trung đông người tại các điểm buôn bán hàng hóa và hạn chế sử dụng tiền mặt. Quan trọng nhất trong lúc này là người tiêu dùng cần thông thái và tỉnh táo khi mua sắm, không đổ xô đi mua gom, mua vét hàng hóa số lượng lớn để tích trữ, làm bất ổn thị trường và tạo tâm lý hoang mang trong cộng đồng dân cư. Trong tình hình này, những gian thương dễ lợi dụng để “thổi” giá bán, bán hàng kém chất lượng.

Được biết trong thời gian tới, Sở Công thương tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, địa phương liên tục cập nhật tình hình cung - cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, lương thực, thực phẩm, kịp thời tham mưu thực hiện các biện pháp dự trữ hàng hóa, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Tăng cường công tác kiểm tra niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết, xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bán bất hợp lý, buôn bán hàng giả, kém chất lượng, ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Bài, ảnh: THIÊN NGỌC