当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【nhận định as roma vs】Mùa tuyển sinh năm 2018: Nhiều ngành mới, cơ hội việc làm lớn

tuyen sinh

Ảnh T.L minh họa

Cơ hội việc làm cao ở nhóm ngành mới

TheùatuyểnsinhnămNhiềungànhmớicơhộiviệclàmlớnhận định as roma vso ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học - Xã hội và Nhân văn, trong mùa tuyển sinh năm 2018 bên cạnh 23 ngành đã đào tạo, nhà trường sẽ mở thêm một ngành mới là Đông Nam Á (ĐNA) học. Thông tin về ngành mới này, ông Tuấn cho biết cơ hội việc làm của sinh viên ở ngành ĐNA học là rất rộng mở.

Lý do là thị trường lao động không chỉ bó hẹp ở Việt Nam mà còn cả ở khu vực ĐNA nên ngành này năm nay đang nhận được sự quan tâm lớn của thí sinh. Bên cạnh đó, không chỉ đáp ứng nguồn nhân lực có kiến thức về ĐNA, ngành cũng hứa hẹn góp phần quan trọng vào sự giao lưu, hợp vác và đầu tư của Việt Nam trong khu vực ĐNA.

Bên cạnh đó, ông Tuấn cho biết 10 nhóm ngành khác cũng có cơ hội việc làm tương đối tốt với điểm đầu vào luôn khá cao và ổn định qua các năm như Đông phương học (28 điểm), các ngành như: Quản trị dịch vụ du lịch, quản trị khách sạn, báo chí, quan hệ công chúng, quốc tế học (26,5 điểm)...

Ở khối ngành kinh tế, ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, ĐH Kinh tế Quốc dân (KTQD) cho biết, về hình thức năm nay trường cũng mở thêm 12 ngành mới song thực chất có 5 ngành do một số ngành được nâng cấp từ chuyên ngành trước kia lên.

Ông Triệu khuyến nghị với các thí sinh trước khi chọn ngành hãy “lắng nghe bản thân mình”, xem năng lực đến đâu vì điểm thi chỉ là một thước đo trong đánh giá năng lực. Các trường cũng không nên cứng nhắc với tiêu chí phụ cũng như chỉ tiêu công bố mà nên có sự linh hoạt hơn. “Năm nay, ngoài các quy định của Bộ, trường chúng tôi quyết định sẽ không đặt ra một tiêu chí phụ nào đối với xét tuyển theo điểm thi THPT quốc gia. Quan trọng nhất là tổng chỉ tiêu, còn các chỉ tiêu thành phần có thể dao động một chút để đảm bảo không phải dùng đến tiêu chí phụ”, ông Triệu nói.

Ngoài ra, thực hiện quy chế tuyển sinh mới về việc công bố tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm, ông Triệu cho biết, ngay từ năm ngoái nhà trường đã có bộ phận chuyên trách vấn đề này. Theo ông Triệu, tỷ lệ có việc làm theo khối ngành (3 khối ngành là khối 5, khối 3 và khối 7) của KTQD hiện đạt trung bình trên 95%, ngành thấp nhất khoảng 94%, tuy nhiên cũng có ngành tỷ lệ đạt 100% như công nghệ thông tin, một số ngành ngành mới mở (chỉ tiêu chỉ từ 50 – 70 em).

Không quy định ngưỡng chất lượng đầu vào

Phản hồi về công tác tuyển sinh năm 2018, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, năm nay Bộ GD&ĐT sẽ không quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào chung trong cả nước, trừ ngành đào tạo giáo viên, còn đối với các ngành khác thì quyền này giao cho các trường tự quyết để phù hợp với chính sách tuyển sinh của mỗi trường.

Từ đó, các trường sẽ cân nhắc trên cơ sở uy tín, khả năng tuyển sinh, chất lượng đào tạo để quy định rõ điểm nhận hồ sơ trong đề án tuyển sinh. “Năm nay, chúng tôi cũng yêu cầu tất cả các trường phải đưa vào đề án tuyển sinh tiêu chí việc làm sau khi tốt nghiệp của tất cả những ngành đào tạo”, bà Phụng nhấn mạnh.

Riêng đối với ngành sư phạm, bà Phụng cho biết năm nay dù Bộ GD&ĐT không đưa ra mức điểm sàn chung nhưng vì là ngành đào tạo đặc thù nên vẫn phải có sự quan tâm và giữ mặt bằng cao so với các ngành nghề khác. “Việc khó tuyển sinh hay không còn phụ thuộc vào từng trường.Trong khi ngành sư phạm không còn thiếu giáo viên nữa thì vấn đề chất lượng cần phải quan tâm hơn”, bà Phụng nhấn mạnh./.

Mai Đan

分享到: