【bxh bd uc】Tăng cường kiểm soát chuyển giá để nâng hiệu quả vốn FDI

Khá nhiều DN FDI có vốn “siêu mỏng”. Ảnh minh hoạ

Khá nhiều DN FDI có vốn “siêu mỏng”.

Tuy nhiên,ăngcườngkiểmsoátchuyểngiáđểnânghiệuquảvốbxh bd uc dòng vốn FDI dồi dào chưa phát huy hết hiệu quả như kỳ vọng và đang nảy sinh ngày càng nhiều bất cập. Trong đó, tình trạng chuyển giá ngày càng gia tăng và phức tạp làm hạn chế đáng kể hiệu quả của việc thu hút FDI.

Nhiều DN FDI có vốn “siêu mỏng”

Mới đây, báo cáo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về ý kiến đóng góp cho việc xây dựng Đề án “Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng FDI đến năm 2030”, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, số lượng doanh nghiệp (DN) FDI hiện chỉ chiếm 3% tổng số DN trong nước, nhưng quy mô tổng tài sản lên tới 5 triệu tỷ đồng. Con số này cần được rà soát, đánh giá lại kỹ lưỡng, bởi thực tế đây là con số rất lớn khi so sánh quy mô tổng tín dụng của các tổ chức tín dụng mới là hơn 7 triệu tỷ đồng.

Trong tổng tài sản 5 triệu tỷ đồng này, tổng vốn chủ sở hữu của các DN FDI là 1,5 triệu tỷ đồng, bao gồm cả vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và phần vốn đi vay. Theo NHNN, nhiều nhà đầu tư nước ngoài thành lập hiện diện thương mại là người cư trú ở Việt Nam, sau đó đi vay nước ngoài. Điều này không chỉ làm tăng nợ nước ngoài của quốc gia mà còn có hạn chế là làm cho việc chuyển vốn ra nước ngoài của nhà đầu tư dễ dàng hơn nhiều.

Theo thống kê của NHNN, trong 140 DN có hệ số tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu trên 4 lần thì đều là các DN FDI, cá biệt có những DN có mức vốn “siêu mỏng” như CapitaLand Tower có tỷ lệ gấp 1.800 lần, Samsung Display gấp 132 lần... Do đó, đề xuất của Phó Thống đốc NHNN là nên có điều kiện khi thu hút vốn FDI để tận dụng tối đa nguồn vốn của nhà đầu tư vào Việt Nam, thay vì vốn dưới hình thức đi vay.

Theo TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn - giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam, vốn mỏng nghĩa là DN hoạt động chủ yếu dựa vào vốn đi vay, tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở quá cao. Việc DN có khoản vay vượt gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu đã dẫn đến nguy cơ mất an toàn tài chính của DN và cũng là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến thu ngân sách do DN; đặc biệt là DN FDI vay vốn từ công ty mẹ, công ty liên kết quá lớn, dẫn đến trả lãi tiền vay lớn, thậm chí có DN chi phí trả lãi tiền vay vốn lên đến vài nghìn tỷ đồng/năm dẫn đến thua lỗ. Điều này giải thích vì sao hàng loạt DN FDI thua lỗ trong khi doanh thu hàng năm luôn tăng trưởng ở mức hai con số và không ngừng mở rộng quy mô hoạt động.

Thu hẹp ưu đãi thuế để hạn chế chuyển giá

Ngoài ra, cũng theo NHNN, mặc dù báo cáo cho thấy, khối DN FDI xuất siêu 26 tỷ USD, song xem xét một số hạng mục khác của cán cân thanh toán cho thấy, phần cổ tức phải chia cho các DN FDI rất lớn, ước tính dưới 10 tỷ USD. Hiện nay, NHNN đang phối hợp với Tổng cục Thống kê để có số liệu đầy đủ hơn bởi con số này sẽ làm thay đổi bức tranh cán cân thanh toán, liên quan đến vấn đề thâm hụt cán cân vãng lai. Đây là chỉ số mà các nước khi đánh giá vị thế đối ngoại về kinh tế và cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá tổng thu nhập khả dụng quốc dân (GNDI) của Việt Nam.

Vấn đề này cũng đã được đề cập trong một báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM). Báo cáo này trích dẫn ước tính của chuyên gia Vũ Quang Việt cho rằng, năm 2017 khu vực DN FDI có thể chuyển lợi nhuận về nước khoảng 12 tỷ USD và số thực chuyển ra theo cán cân thanh toán năm 2017 là 10,3 tỷ USD. Mức chi trả cổ tức có thể chuyển ra ngoài cao bằng mức xuất siêu mà đầu tư nước ngoài đưa tới.

Theo các chuyên gia, chuyển giá không chỉ làm thất thu ngân sách, mà còn tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN, làm hạn chế hiệu quả chính sách thu hút FDI. Để hạn chế tình trạng này, một trong các giải pháp được đề xuất là rà soát, điều chỉnh theo hướng thu hẹp khoảng cách về các ưu đãi thuế. Bởi, một trong những nguyên nhân dẫn đến chuyển giá là có sự chênh lệch thuế thu nhập DN giữa các quốc gia, hay trong một quốc gia do áp dụng các chính sách ưu đãi.

Cùng với đó, theo đề xuất của Bộ Tài chính về chính sách quản lý hoạt động của DN FDI, cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin quốc gia về đầu tư đồng bộ, thông suốt về DN FDI để các cơ quan trung ương, địa phương có thể truy cập; từ đó giúp công tác đánh giá, giám sát được hiệu quả. Đồng thời, cơ quan chức năng nghiên cứu, xây dựng cơ chế kiểm soát để hạn chế các DN FDI lỗ lũy kế, lỗ mất vốn nhưng vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng để được hưởng ưu đãi thuế; tăng cường năng lực giám sát tài chính của các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương…

Mặc dù việc kiểm soát tình trạng chuyển giá có thể tác động đến khả năng thu hút FDI trong ngắn hạn song về dài hạn sẽ nâng cao chất lượng thu hút FDI bằng việc hạn chế các nhà đầu tư không hiệu quả, thu hút được các nhà đầu tư có uy tín và qua đó tối đa hóa hiệu quả đóng góp của khu vực FDI với nền kinh tế.

Hoàng Yến

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Doanh thu của hãng Apple đã tăng 7%, lên mức 45,4 tỉ USD
下一篇:Chỉ số PCI 2022: Xuất hiện thêm những "nhân tố mới"