【kq bóng đá số】Bất cập dạy nghề lao động nông thôn
(CMO) Những năm qua, việc dạy nghề cho lao động nông thôn được cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng cao chất lượng tay nghề. Đây còn là lộ trình cơ bản để tiến lên công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế. Thế nhưng, đằng sau nó là những câu chuyện bi hài.
Ông Đặng Hoàng Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Thới Bình, huyện Thới Bình, cho biết, Trung tâm dạy nghề và Trường Cao đẳng nghề Việt Hàn đến xã tổ chức 3 lớp dạy nghề. Một lớp dạy nghề sửa xe gắn máy và 1 lớp dạy nghề may; gần đây là lớp dạy lắp ráp, sửa chữa mô tơ điện. Nông thôn sử dụng xe gắn máy phổ biến; các chị em phụ nữ cũng cần may vá; nuôi tôm cũng cần hiểu và sửa chữa điện cơ. Vì thế, nhu cầu dạy những nghề này là thiết thân.
Học rồi để… quên
Những tưởng, ở nông thôn xe gắn máy là phương tiện phổ biến, có sử dụng sẽ có hao mòn, sửa chữa. Thế nhưng, lớp mở ra được ít lâu thì tự giải tán vì không ai thiết tha học nữa. Còn các lớp còn lại học rồi cất bằng chứng nhận đó, hiếm ai có thể áp dụng thực tiễn, huống hồ gì kiếm thêm thu nhập từ các nghề đã học.
Mặc dù đã hoàn thành khóa học may nhưng chị Tạ Thúy Liễu, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ ở ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, vẫn duy trì nghề buôn bán nhỏ của mình là chính. |
Ông Đặng Hoàng Hùng cho biết thêm, sở dĩ lớp sửa chữa xe mô tô không hoàn thành được khóa học vì số lượng học viên giảm liên tục qua từng ngày và dần dần không còn ai đến lớp nữa. Nguyên nhân chủ yếu là số tiết học lý thuyết quá nhiều nhưng lại ít thực hành khiến họ đâm ra nản.
Mà nếu có thực hành đi chăng nữa thì giáo viên chỉ dạy kiến thức nền, không đủ thời gian chuyên sâu giảng dạy các công đoạn, chi tiết lắp ráp phức tạp. Và vì thế, nhiều học viên đinh ninh rằng, dù có tiếp tục, gắng công gắng sức thì cũng rất khó mở tiệm sửa xe.
Tạm gọi là may mắn hơn khi lớp học sửa xe ở ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình duy trì dạy và học đến cuối khóa. Tất cả 30 học viên đều tốt nghiệp và được cấp bằng chứng nhận nghề nhưng họ đều không thể kiếm thêm thu nhập từ nghề này. Những học viên khá giỏi của lớp sau khi tốt nghiệp, thông thạo tay nghề thì không đủ vốn để mở tiệm. Những người còn lại thì không dám nhận xe về sửa chữa vì kiến thức chưa vững. Và cũng chắc hiếm ai đủ can đảm giao con “chiến mã” của mình vào tay những “sinh viên mới tốt nghiệp” này.
Tương tự lớp sửa xe gắn máy, học viên lớp dạy nghề lắp ráp mô tơ điện cũng lắc đầu ngao ngán. Hầu hết đều trả chữ lại cho thầy cô vì họ không có cơ hội áp dụng vào thực tế. Ông Trịnh Quang Vinh (45 tuổi, Ấp 9, xã Thới Bình, huyện Thới Bình), học viên lớp lắp ráp mô tơ điện, cho biết: “Theo khóa học 3 tháng trời ròng rã, nhiều người chỉ dám sửa chữa mô tơ trong gia đình khi nó bị hư. Mà lâu lắm mô tơ mới hư 1 lần nên lâu ngày không thực hành rồi chúng tôi cũng quên mất cách lắp ráp”.
Một học viên duy nhất từ lớp học này nhận mô tơ điện về sửa chữa là anh Mai Thanh Nhàn (Ấp 7, xã Thới Bình, huyện Thới Bình). Có chút đỉnh kiến thức về điện và đam mê nghề này nên khi tham gia lớp học, anh tiếp thu rất nhanh. Mỗi ngày, anh nhận sửa chữa mô tơ điện từ các hộ gia đình với giá thấp hơn so với các tiệm sửa chữa khác, vừa để phục vụ khách quen, vừa để nâng cao tay nghề. Nhưng nỗi lo lớn nhất của anh bây giờ là không đủ vốn để mua thêm đồ dùng, dụng cụ lắp ráp và sửa chữa nên không biết có thể gắn bó với nghề này trong bao lâu nữa.
Không xuất phát từ nhu cầu
Trong các lớp dạy nghề ở nông thôn, mặc dù lớp dạy may phát huy hiệu quả cao nhất nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Số học viên tham gia vào lớp học này khá đông và đa phần đều học tập nhiệt tình, say mê. Tham gia lớp may, các chị được các trung tâm, các lớp dạy nghề trang bị sẵn các dụng cụ phục vụ quá trình học. Còn đối với đối tượng thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, con thương binh, con liệt sĩ thì sẽ được trợ cấp 30 ngàn đồng mỗi buổi học.
Những tưởng, ở nông thôn, nghề may sẽ giúp nhiều chị em có thêm nghề vặt để vừa quán xuyến gia đình và có thể kiếm thêm chút thu nhập nếu có nơi gia công hàng. Thế nhưng, học xong các chị lắc đầu ngao ngán vì đã bỏ phí thời gian khá nhiều để học mà chẳng biết dùng vào việc gì. Lâu dần, vài ba tháng, mũi chỉ đường kim cũng trả về thầy dạy và quên bẵng đi theo thời gian.
Chị Tạ Thúy Liễu, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ ở ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, cho biết: “Đã có 2 lớp dạy may được tổ chức ở ấp Cây Khô với số lượng học viên 60 người. Thế nhưng chỉ có 5 người mở tiệm may, 6 người xin làm công nhân may ở các công ty tỉnh trên, 1 người nhận hàng may gia công tại gia đình, còn lại đều không áp dụng được gì”.
Qua tìm hiểu được biết, các học viên không thể gắn bó với nghề may là do ở địa phương chưa liên kết với các công ty, xí nghiệp may để nhận hàng cho học viên gia công. Vì thế buộc lòng họ tha phương đến các tỉnh khác để làm việc hoặc bỏ nghề, chỉ vài người có đủ vốn mở tiệm may.
Vả lại, hiện nay, ngoài thị trường quần áo may sẵn được bày bán tràn lan, giá cả “mềm”, mẫu mã đẹp, người dân ít có nhu cầu đặt thợ may như ngày trước. Vì thế, lớp học cứ liên tục mở ra hằng năm mà giải quyết việc làm cho lao động nông thôn chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Chị Trần Thu Thùy (40 tuổi, ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ), học viên của lớp may gia công, tâm tình, hoàn cảnh gia đình chị rất khó khăn, không chồng, không đất sản xuất và đang nuôi đứa con học lớp 12. Khi tham gia vào lớp học may, chị mong muốn được có thêm nghề vặt để nhận hàng gia công về may để kiếm thêm thu nhập. Dẫu đã rất cố gắng và cần mẫn học lấy nghề nhưng kết thúc khóa học đến nay chị vẫn không tìm được mối may gia công nên đàng ngậm ngùi tự “treo bằng”.
Phùng Ngọc Trầm
Ông Nguyễn Trung Thuật, Phó chủ tịch UBND xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, thông tin, thời gian tới, UBND xã sẽ chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, các công ty, xí nghiệp may để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Hạn chế tối đa trường hợp học viên đã hoàn thành lớp đào tạo nghề nhưng vẫn thất nghiệp dai dẳng. |
Bà Lê Thị Nga, Phó trưởng phòng Dạy nghề thuộc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau thông tin, năm qua, toàn tỉnh mở 356 lớp dạy nghề ở vùng nông thôn với 37 ngành nghề, cấp bằng chứng nhận cho 11.288 lao động. Năm 2017 sẽ bổ sung thêm 8 nghề: thuyền trưởng, máy trưởng; quản lý dịch hại tổng hợp; kỹ thuật viên bảo vệ thực vật; tổ chức du lịch cộng đồng; tổ chức du lịch sinh thái… Tới đây, phòng chuyên môn sẽ tham mưu với UBND tỉnh để điều chỉnh chi phí đào tạo và tăng thêm thời gian đào tạo, tăng số tiết thực hành nhằm giúp các học viên thành thạo tay nghề hơn nữa sau khi ra trường. Đồng thời, Phòng dạy nghề sẽ chủ động liên kết với các xí nghiệp, các nhà máy để giải quyết việc làm cho học viên. |
相关推荐
- Infographics: 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành chứng khoán năm 2025
- Điểm thi và phúc khảo đúng với kết quả thi
- Ukraine 'nhận lại' 144 binh sĩ, ông Putin phủ nhận tấn công trung tâm thương mại
- Đường cong lãi suất đã định hình
- Mưa lớn kéo dài gây sạt lở làm sập nhà ở Quảng Ninh
- Đồ chơi tự chế
- Kết quả định hạng tín nhiệm của BIDV năm 2013
- Giá lúa gạo hôm nay ngày 7/11: Đồng loạt tăng 100