设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Thể thao > 【siêu cup tbn】Nâng tầm giá trị hạt gạo 正文

【siêu cup tbn】Nâng tầm giá trị hạt gạo

来源:Empire777 编辑:Thể thao 时间:2025-01-25 22:45:12

Ngành lúa gạo đang đẩy mạnh tái cơ cấu để xứng tầm từ vai trò là một ngành sản xuất vì mục tiêu an ninh lương thực là chủ yếu trở thành một ngành kinh tế năng động và hiệu quả,ầmgitrịhạtgạsiêu cup tbn đem lại lợi ích cho người sản xuất, người tiêu dùng trong nước và có tính cạnh tranh cao trong xuất khẩu.

Ngành hàng lúa gạo đang đẩy mạnh tái cơ cấu để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Ý thức từ người nông dân

Trên cánh đồng lúa đã trổ đều được trồng từ giống Đài Thơm 8, một trong những giống lúa chủ lực xuất khẩu của Việt Nam trong năm qua, anh Nguyễn Trung Kiên, ở ấp 8, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, nói với chúng tôi rằng khoảng 4ha lúa của gia đình đã được thương lái hỏi mua với giá hơn 8.000 đồng/kg, qua tháng 3 sẽ thu hoạch. Hơn 20 năm gắn bó với ruộng đồng, anh Kiên nói chưa bao giờ chứng kiến giá lúa cao như hiện nay. Đặc biệt, vụ Thu đông vừa rồi có người còn bán được giá đến 9.400 đồng/kg lúa tươi tại ruộng. Khi giá lúa càng tăng cao thì nông dân càng chăm chút ruộng lúa của mình nhiều hơn, đặc biệt là sử dụng các giống lúa có phẩm chất gạo ngon để gieo sạ nhằm bán được giá cao và dễ tiêu thụ khi thu hoạch.

Nếu như anh Kiên làm ruộng bán lúa tươi cho thương lái thì ở HTX Nông nghiệp Thạnh Phát, thuộc ấp 10, xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, lúa làm ra bao nhiêu đều được HTX xay xát đóng gói cung cấp gạo vào các siêu thị. Đó là nhờ Ban lãnh đạo HTX có sự tính toán, liên kết để nâng cao giá trị sản phẩm lúa gạo, thay vì sản xuất ra lúa tươi bán lúa cho thương lái.

Tiếp chúng tôi bên hiên nhà, ông Trịnh Văn Tùng, một nông dân chính hiệu, nhưng lại là Giám đốc của HTX Nông nghiệp Thạnh Phát, mở tủ lấy ra một cuốn sổ đã phai màu, ông lật từng trang cho chúng tôi xem nào là ngày xuống giống, diện tích gieo sạ của từng ô bao, gieo sạ giống gì, dự kiến ngày thu hoạch, lượng phân bón nhập vào để cung ứng cho thành viên HTX, rồi tên của đối tác sẽ cung cấp gạo tới đây… Vừa trò chuyện ông vừa chỉ tay về cánh đồng lúa rộng mấy chục héc-ta của HTX, ông nói gieo sạ thì làm đồng loạt theo lịch của địa phương, nhưng có cái khác là thành viên kết hợp bón phân hữu cơ với liều lượng 50% còn lại là phân vô cơ, gieo sạ các giống lúa chất lượng cao với lượng lúa giống 70kg/ha, giảm 1/2 so với trước đây, để giảm chi phí, tăng thêm nguồn lợi nhuận và đặc biệt là tạo ra được hàm lượng gạo ngon, an toàn.

Cách đó không xa, một cánh đồng lúa phẳng phiu với màu vàng óng ả là của HTX gạo sạch Tân Long, ở xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy. Nếu như thời điểm ban đầu mới thành lập năm 2013 thì chỉ có 32ha với 31 thành viên, thì hiện nay con số đã lên tới 380ha với 106 thành viên. Trong số đó làm lúa VietGAP được 110ha và được cấp mã số vùng trồng 57ha. Các giống lúa chủ lực được bà con chọn là ST 24, ST 25, RVT, Đài Thơm 8 và không còn gieo sạ lúa phẩm cấp IR 50404 như trước đây.

Phát triển các cánh đồng lớn, sản xuất an toàn, GAP được nông dân trong tỉnh quan tâm thực hiện.

Ông Nguyễn Văn Thích, Giám đốc HTX gạo sạch Tân Long, cho biết: Lúc đầu sản xuất theo hướng gạo sạch, hữu cơ rất khó khăn vì đa phần thành viên e ngại, sợ năng suất thấp nên chỉ có mấy hộ thực hiện. Nhưng qua vụ thứ 2 trở đi thì năng suất không giảm nhiều, giá trị tăng lên do bán cao hơn giá thị trường 1.000 đồng/kg. Và đến hiện tại thì nông dân thu lợi nhuận từ 70-80 triệu đồng/ha, cao hơn rất nhiều so với làm lúa truyền thống.

Bên cạnh đầu tư nhà kho, nơi đóng gói, HTX gạo sạch Tân Long còn có chỗ để giới thiệu và bán sản phẩm gạo sạch. Với nhu cầu của người tiêu dùng tăng mạnh, HTX dự kiến kết nối thêm với các hộ bên ngoài mở rộng diện tích lên 600ha làm theo tiêu chuẩn để đủ sản lượng cung cấp cho thị trường. Đặc biệt, ông Thích cũng cho biết một tin vui là sản phẩm gạo lức ST sản xuất theo hướng an toàn, sạch của HTX có một đơn vị xuống lấy mẫu test thấy đảm bảo chất lượng nên muốn kết nối xuất khẩu đi châu Âu, cho thấy tương lai phía trước của HTX đang rộng mở.

Định hướng, tầm nhìn dài hạn

Nhận thấy chất lượng cuộc sống tăng lên, nhu cầu sử dụng các gạo phẩm cấp cao ngày càng nhiều, từ nhiều năm trước, Hậu Giang đã dịch chuyển cơ cấu giống lúa dần từ nhóm chất lượng thấp như IR 50404, OM 576… sang các giống lúa chất lượng cao như OM 5451, OM 18, Jasmin 85, RVT, Đài Thơm 8, ST 24, ST 25… phù hợp với nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. Việc chuyển đổi giống lúa đối với người trồng lúa tại Hậu Giang không còn là trở ngại, lượng lúa giống cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất, tỷ lệ diện tích sử dụng lúa giống cấp xác nhận trong những năm vừa qua trên 85%, mục tiêu hướng đến hiện nay là nâng cao giá trị sản xuất lúa theo các vùng tập trung và kiểm soát chất lượng đạt theo yêu cầu, quy chuẩn để liên kết doanh nghiệp xuất khẩu.

Đặc biệt, Hậu Giang đã được tham gia và thụ hưởng nhiều chương trình, dự án về kỹ thuật mới trên nền sản xuất lúa theo hướng “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lúa, sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP, như dự án WB6, Dự án FARES, Dự án GIZ - Quản lý dịch hại tổng hợp IPM... Gần đây nhất và có hiệu quả đáng kể là Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (Dự án VNSAT). Thông qua các dự án đã giúp nông dân nâng cao năng lực trong sản xuất và hiểu biết về hệ sinh thái đồng ruộng, về canh tác lúa an toàn, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng lợi nhuận và đặc biệt là sự hợp tác đầu tư sản xuất tập trung theo các mô hình cánh đồng lớn, cung ứng trong chuỗi giá trị lúa gạo.

Anh Kiên sử dụng giống lúa chất lượng cao để gieo sạ nhằm tăng thêm lợi nhuận và đảm bảo hạt gạo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, cho biết: Lan tỏa từ kết quả của các dự án, chương trình, kế hoạch đã triển khai trong sản xuất lúa, từ đó nông dân ứng dụng các kỹ thuật mới cùng với áp dụng cơ giới hóa ngày càng tăng, góp phần giảm chi phí sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh, vấn đề này có ý nghĩa lớn trong bối cảnh giá vật tư đầu vào ngày càng tăng, đặc biệt là giá phân bón có những thời điểm tăng rất cao.

Minh chứng rõ nhất là chi phí sản xuất 3 vụ lúa trong năm, từ năm 2020-2022 tại Hậu Giang cho thấy giá thành sản xuất của Hậu Giang vẫn nằm ở nhóm thấp so với các tỉnh trong vùng ĐBSCL. Cụ thể, năm 2020 là 3.181,2 đồng/kg, năm 2021 là 3.380,6 đồng/kg, năm 2022 là 4.044,2 đồng/kg.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT, cho rằng: Cơ cấu mùa vụ ở ĐBSCL vẫn là 4 vụ gồm Đông xuân, Hè thu, Thu đông, vụ Mùa, với diện tích gieo sạ khoảng 4 triệu héc-ta và đạt 24 triệu tấn lúa/năm. Việc mở rộng không gian sản xuất kinh tế, đa dạng các lĩnh vực, an ninh thu nhập, giảm chi phí, an toàn thực phẩm, thương hiệu để thực hiện Đề án phát triển 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL vừa được Chính phủ thông qua. Đặc biệt, muốn nông dân trồng lúa hưởng lợi lâu dài thì phải tính đến an ninh thu nhập cho người nông dân. Muốn vậy, phải tính đến các các yếu tố về giống, kỹ thuật, an toàn thực phẩm cao. Thay đổi tập quán canh tác, cơ giới hóa, tiết kiệm chi phí để nông dân tăng lợi nhuận. Phải giảm chi phí sản xuất đến mức tối đa, liên kết chuỗi trong sản xuất lúa gạo... thì mới phát triển bền vững lâu dài.

Theo định hướng của Bộ NN&PTNT, đến năm 2030, lúa gạo vẫn giữ vị trí quan trọng trong ngành trồng trọt của Việt Nam, do điều kiện sinh thái rất thuận lợi cho canh tác lúa nước cùng với cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm sản xuất đã được hình thành qua nhiều năm. Tuy nhiên để phát huy lợi thế đó, ngành lúa gạo cần được tái cơ cấu để từ vai trò là một ngành sản xuất vì mục tiêu an ninh lương thực là chủ yếu trở thành một ngành kinh tế năng động và hiệu quả, đem lại lợi ích cho người sản xuất và người tiêu dùng trong nước và có tính cạnh tranh cao trong xuất khẩu.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Trung cho rằng, việc tái cơ cấu ngành lúa gạo nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh lúa gạo để trước nhất là nâng cao thu nhập cho người trồng lúa và đảm bảo lợi ích bình đẳng và tương xứng cho các tác nhân tham gia ngành lúa gạo. Nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất lúa gạo chất lượng cao, nâng cao chuỗi giá trị, lấy tăng trưởng xanh làm nền tảng và thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, Chính phủ đã triển khai Đề án 1 triệu héc-ta. Bên cạnh đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng hạt gạo và tạo đà thúc đẩy cho thương mại lúa gạo quốc gia còn để Việt Nam đưa ra thông điệp với thế giới về một quốc gia có trách nhiệm với nền lương thực, thực phẩm toàn cầu...

Để thực hiện đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” của Chính phủ, tỉnh Hậu Giang sẽ triển khai tại 6 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, gồm: Thành phố Vị Thanh, thị xã Long Mỹ, huyện Vị Thủy, huyện Châu Thành A, huyện Long Mỹ và huyện Phụng Hiệp. Tỉnh chia ra 2 giai đoạn thực hiện Đề án, trong đó giai đoạn 1 (từ năm 2024-2025) diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt 28.000ha; sang giai đoạn 2 (từ năm 2026-2030) diện tích được nâng lên 46.000ha.

 

Bài, ảnh: HOÀI THU

热门文章

2.132s , 7682.2265625 kb

Copyright © 2025 Powered by 【siêu cup tbn】Nâng tầm giá trị hạt gạo,Empire777  

sitemap

Top