当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【bóng đá só】Siết chặt quản lý doanh nghiệp vi phạm về kiểm tra chuyên ngành

siet chat quan ly doanh nghiep vi pham ve kiem tra chuyen nganh

Giám định hàng nhập khẩu tại cảng Sài Gòn khu vực 4. Ảnh: T.H.

Khó xử lý DN bỏ trốn

Trong số các DN vi phạm đã có 2 DN có hành vi tự ý đưa hàng nhập khẩu được mang về bảo quản,ếtchặtquảnlýdoanhnghiệpviphạmvềkiểmtrachuyênngàbóng đá só chờ kết quả KTCN ra thị trường tiêu thụ bị cơ quan Hải quan khởi tố vụ án hình sự, gồm: Công ty TNHH Nông Sinh NK trên 250 tấn phân hữu cơ các loại, xuất xứ Trung Quốc, trị giá 85.840 USD; Công ty TNHH Pet Prince tự ý tiêu thụ lô hàng thức ăn cho chó trong thời gian đưa hàng về bảo quản, chờ kết quả kiểm tra chất lượng lô hàng.

Theo Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM Nguyễn Hữu Nghiệp, thực hiện quy định tại Điều 32 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, để tạo thuận lợi cho các DN trong hoạt động XNK, các Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan TP.HCM đã giải quyết cho DN được mang hàng về kho bảo quản chờ kết quả KTCN theo đúng quy định. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn còn tồn tại không ít trường hợp DN nợ kết quả KTCN kéo dài mặc dù các chi cục đã thực hiện nhiều biện pháp nghiệp vụ để đôn đốc DN, dẫn đến khó xử lý đối với các trường hợp DN bỏ trốn, không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh.

Thống kê của Cục Hải quan TP.HCM cho thấy, tính đến ngày 15/5/2018, có 272 DN vi phạm chính sách quản lý hải quan đối với hàng hóa đã được cho mang hàng về bảo quản chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành. Trong đó, có 240 DN không được cho mang hàng về bảo quản vì vi phạm chính sách quản lý hải quan đối với hàng hóa đã được cho mang hàng về bảo quản chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành, nhưng quá hạn 30 ngày DN chưa nộp kết quả kiểm tra; 26 DN chậm nộp kết quả KTCN, đã bổ sung kết quả, bị xử phạt vi phạm hành chính, không được đưa hàng về bảo quản trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày ra quyết định xử phạt và 6 DN bị tạm dừng 1 năm không được đưa hàng về bảo quản. Các trường hợp này, ngoài việc không giải quyết cho mang hàng về bảo quản, Cục Hải quan TP.HCM thông báo danh sách các DN vi phạm trên đến các đơn vị hải quan địa phương trong cả nước để phối hợp không cho mang hàng về bảo quản.

Đáng chú ý, trong thời gian qua, một số DN đã lợi dụng quy định được mang hàng về bảo quản chờ kết quả KTCN đã tự ý đưa hàng ra thị trường tiêu thụ, bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh. Đối với những DN này, các chi cục hải quan đã cử công chức tới cơ quan quản lý địa phương xác minh, phát hiện DN đã bỏ trốn, mất tích, không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh và hàng hóa cũng đã không còn tại địa chỉ mang hàng về bảo quản. Các chi cục đã gửi công văn để xác minh tình trạng hoạt động của DN tại Chi cục thuế địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương, kết quả cho thấy, một số ít trường hợp DN đã tuyên bố giải thể, đóng mã số thuế còn đa phần là ở tình trạng chưa đóng mã số thuế nhưng không rõ DN còn kinh doanh hay không, kinh doanh tại địa chỉ nào. Xác minh tình trạng giám định hàng hóa tại cơ quan KTCN được biết, một số DN không xuất trình hàng hóa ngay khi mang về bảo quản, một số trường hợp DN đã KTCN nhưng sau đó đã bỏ trốn, mất tích và cơ quan KTCN chưa đủ điều kiện để kết luận về kết quả KTCN (chờ bổ túc hồ sơ, chờ giám định lại theo yêu cầu của DN…).

Sau khi xác minh, điều tra và có đầy đủ căn cứ xác định “DN đã không bảo quản nguyên trạng hàng hóa tại địa điểm đã đề xuất mang về bảo quản” theo đúng qui định tại Điều 32, Thông tư 38/2015/TT-BTC và đã bỏ trốn, mất tích khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh, chi cục đã tập hợp chứng cứ và làm công văn chuyển thông tin trao đổi với cơ quan công an để xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn KVI đã tập hợp hồ sơ, chuyển thông tin trao đổi với cơ quan Công an quận 2. Tuy nhiên, các công văn này đã bị Công an quận 2 đóng dấu từ chối tiếp nhận chứng từ bưu điện chuyển tới nhưng không thông báo lý do.

Để xử lý đối với các trường hợp trên, trước mắt Cục Hải quan TP.HCM đề xuất xử lý nghiệp vụ trên hệ thống, tránh tồn đọng tờ khai, đồng thời lập danh sách các DN này báo cáo và đề nghị Tổng cục Hải quan đưa vào danh sách DN bị cưỡng chế không làm thủ tục Hải quan trên toàn quốc.

Cần chế tài xử lý

Đối với trường hợp DN cố tình trì hoãn hoàn thành thủ tục kiểm tra chuyên ngành, Cục Hải quan TP.HCM cho rằng, mặc dù văn bản pháp lý đã quy định rất chặt chẽ về quyền và trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện cho phép mang hàng bảo quản chờ kết quả KTCN với chế tài cụ thể về thời gian, nhưng trên thực tế các công văn của cơ quan KTCN gửi các Chi cục Hải quan cửa khẩu thường chỉ ghi lý do chậm trễ ra kết quả KTCN là do “DN chưa đề nghị kiểm tra”,“DN chưa bổ túc hồ sơ”. Các công văn này thường không có cam kết xác nhận về thời hạn ra kết quả KTCN theo đúng quy định. Nhiều tờ khai đã kéo dài thời hạn mang hàng bảo quản trên cả năm vẫn chưa có xác nhận kết quả KTCN.

Việc xác định kết quả KTCN thuộc trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền nhưng do cơ quan kiểm tra và DN đùn đẩy trách nhiệm trong quá trình thực hiện nên dẫn đến kéo dài thời gian ra kết quả KTCN. Việc xác nhận vô hạn định tình trạng nợ KTCN nên cơ quan Hải quan vẫn phải chịu trách nhiệm giám sát hàng hóa đã mang về bảo quản tại địa điểm kiểm tra ngoài cửa khẩu trong một thời gian dài mà không có hướng xử lý và cũng không có chế tài để buộc các cơ quan KTCN phải có kết luận KTCN đúng thời hạn.

Từ thực tế trên, Cục Hải quan TP.HCM kiến nghị, đối với trường hợp DN nợ quá hạn kết quả KTCN trên 6 tháng kể từ ngày mang hàng về kho bảo quản và DN vẫn giữ nguyên trạng hàng hóa tại địa điểm mang hàng về bảo quản nhưng cố tình chây ỳ, không chịu hợp tác để hoàn thành kết luận kiểm tra (theo công văn xác nhận của cơ quan KTCN, lý do chậm trễ ra kết quả KTCN là do “DN chưa đề nghị kiểm tra”,“DN chưa bổ túc hồ sơ”). Chính vì thế, cơ quan KTCN không thể xác định được thời hạn ra kết quả giám định thì cơ quan Hải quan lập biên bản vi phạm DN về hành vi “nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, kỹ thuật” và buộc DN tái xuất mặt hàng này theo quy định tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.

分享到: