【kết quả giải mỹ】UKVFTA có hiệu lực 1 năm: Xuất khẩu nhiều mặt hàng tăng ấn tượng
UKVFTA là “con đường cao tốc” 2 chiều cân bằng thương mại Việt-Anh | |
Tận dụng tốt UKVFTA: “Bước khỏi vùng an toàn”,óhiệulựcnămXuấtkhẩunhiềumặthàngtăngấntượkết quả giải mỹ tiếp cận thị trường lớn | |
Tổng cục Hải quan là một trong những cơ quan đầu mối triển khai UKVFTA |
Sắt thép các loại là mặt hàng có tăng trưởng XK cao nhất sang Vương quốc Anh trong năm đầu tiên Hiệp định UKVFTA có hiệu lực. Ảnh: N.Thanh |
Rau quả, sắt thép "thắng" lớn
Năm đầu tiên Hiệp định UKVFTA có hiệu lực, XK của Việt Nam sang thị trường Vương quốc Anh tăng hơn 16%.
Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) đánh giá, nhiều mặt hàng nông sản có tăng trưởng XK khá, điển hình như XK rau quả tăng 67%; hạt tiêu tăng 49%; sản phẩm mây, tre, cói, thảm tăng 56%... Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng công nghiệp cũng có tăng trưởng cao như: XK sắt thép các loại tăng 1.269%; sản phẩm gốm sứ tăng 32%; phương tiện vận tải, phụ tùng tăng 34%; máy móc, thiết bị tăng 16%... “2021 là năm đầu tiên 2 bên tiến hành giảm thuế cho nhau, tác động chưa phải lớn nhất nên những kết quả tăng trưởng XK đạt được như trên là rất tích cực”, lãnh đạo Vụ Chính sách thương mại đa biên nói.
Hiệp định UKVFTA được ký chính thức tại London, Vương quốc Anh ngày 29/12/2020, được áp dụng tạm thời từ ngày 1/1/2021 và chính thức có hiệu lực từ 1/5/2021. Trao đổi thương mại hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam và Vương quốc Anh năm 2021 đạt 6,6 tỷ USD, tăng 17,2% so với năm 2020. Mức tăng trưởng này đã giúp kim ngạch song phương chính thức phục hồi về mức kim ngạch năm 2019 sau khi bị sụt giảm nghiêm trọng trong năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Trong đó, Việt Nam XK sang Vương quốc Anh tăng 16,4% còn Vương quốc Anh XK sang Việt Nam tăng 24%. |
Về lý do để có thể tận dụng ngay cơ hội mở ra từ Hiệp định UKVFTA nhanh chóng thúc đẩy XK rau quả vào thị trường này, ông Đinh Cao Khuê, Phó Chủ tịch Hiệp hội rau quả Việt Nam cho biết: các DN rau quả đã chuẩn bị khá kỹ các yếu tố như xây dựng vùng nguyên liệu, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, tập huấn cho cán bộ công nhân, người nông dân nhằm cung cấp sản phẩm đảm bảo yêu cầu của các nước XK nói chung, đặc biệt là thị trường Vương quốc Anh nói riêng. “Năm 2021, kim ngạch XK rau quả sang Vương quốc Anh đã tăng tới 67% và dự báo trong tương lai mức độ gia tăng sẽ ngày càng mạnh hơn nữa”, ông Đinh Cao Khuê nói.
Nhìn ở bình diện rộng hơn tới hầu hết các ngành hàng XK, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam-VCCI) chia sẻ: “Trong quá trình làm việc của chúng tôi với các DN cho thấy, UKVFTA là FTA có lợi thế tương đối mạnh so với các FTA khác mà Việt Nam đã thực hiện. Hiệp định UKVFTA có khoảng thời gian chạy đà trong khi các FTA khác không có. 5 tháng trước thời điểm ngày 1/1/2021 khi Hiệp định UKVFTA tạm thời có hiệu lực, hoạt động thương mại Việt Nam-Vương quốc Anh đã được thực hiện theo FTA Việt Nam-EU (EVFTA). Nhờ vậy, DN có thời gian làm quen, cơ quan quản lý nhà nước cũng có thời gian làm quen. Điều này giúp khi UKVFTA được thực thi có đà để chạy tốt hơn”.
Yếu tố thuận lợi khác được bà Trang đề cập tới là, quan hệ thương mại của Việt Nam với nhiều đối tác FTA khác vẫn có những cạnh tranh nhất định, song Việt Nam và Vương quốc Anh gần như là cơ cấu bổ sung một cách tuyệt đối, không có sản phẩm nào cạnh tranh mang tính đối đầu trực tiếp.
Nhiều thị trường còn dư địa phát triển
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đánh giá, dư địa để 2 nước khai thác tiềm năng của Hiệp định UKVFTA còn rất lớn. Với những cam kết sâu về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, UKVFTA được mong đợi sẽ là một đòn bẩy mạnh mẽ cho việc thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư song phương giữa Việt Nam và Vương quốc Anh.
Bà Nguyễn Thị Thu Trang nhận định, dù Hiệp định UKVFTA được các DN tận dụng bước đầu tương đối tốt, song vẫn chưa được như mong muốn. Khảo sát mới đây của VCCI về các FTA nói chung cho thấy, hiểu biết của DN còn tương đối hạn chế, tỷ lệ DN hiểu rõ, hiểu kỹ các cam kết trong FTA chưa tới 20%. Với mức độ như vậy, còn nhiều DN chưa biết về cơ hội để tận dụng. Do đó, yếu tố đầu tiên rất mong chờ các cơ quan, bộ, ngành là tiếp tục thông tin đến DN về các cam kết cũng như cách thức tổ chức, thực hiện FTA.
“Bên cạnh đó, tiếp cận thị trường cũng là yếu tố quan trọng. Không phải cứ có FTA là tự nhiên sẽ có thị trường hay khách hàng mà phải thông qua nỗ lực dài tìm hiểu thông tin thị trường, nhu cầu người dùng cũng như các quy chế khác, hiểu các quy định để tuân thủ. Ngoài ra, vấn đề cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN dù đã có bước tiến nhưng còn cần những bước tiến xa hơn nữa trong thời gian tới”, bà Trang nhấn mạnh.
Đánh giá dư địa thị trường Vương quốc Anh còn rất lớn, ông Đinh Cao Khuê phân tích, Việt Nam có vị trí địa lý trải dải từ Bắc đến Nam với vùng vải Lục Ngạn, xoài Sơn La, thanh long Bình Thuận…; đặc biệt khu vực Tây Nguyên có sản phẩm chanh leo cạnh tranh được với sản phẩm tại khu vực Nam Mỹ… Trong khi đó, hiện tại Việt Nam cũng đã có một số bạn hàng và từng bước khách hàng thị trường Vương quốc Anh cũng quen dần với sản phẩm rau quả của Việt Nam.
“Để tận dụng cơ hội, thúc đẩy XK mạnh mẽ vào Vương quốc Anh, Chính phủ cần chỉ đạo Bộ NN&PTNT, các tỉnh chỉ đạo các vùng trồng, tập huấn cho bà con nông dân về kỹ thuật trồng trọt làm sao đảm bảo mức độ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật đáp ứng quy định các nước nói chung và Vương quốc Anh nói riêng. Làm tốt điều này mới có thể XK hàng hoá số lượng lớn. Bên cạnh đó, nhà máy chế biến của các DN đều phải đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, các hiệp hội, ngành hàng phải được củng cố vị trí, đi vào hoạt động thực chất hơn”, ông Khuê nhấn mạnh.