Nắm bắt xu hướng tiêu dùng,ếhệZtiếpsứcchocuộcđuathanhtoánkhôngtiềnmặbảng xếp hạng vdqg bồ đào nha đặc biệt là thói quen thanh toán của gen Z (những người sinh năm 2000 trở lại đây), đang là ưu tiên hàng đầu của nhiều doanh nghiệp. Theo Adam Mitchell - Giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh Công ty thanh toán Heartland Payment Systems (Mỹ) được Global Payments mua lại năm 2015, khách hàng gen Z “chưa từng trải qua các quy trình như viết séc mua hàng tạp hóa” và vì thế luôn kỳ vọng có được trải nghiệm thanh toán hiện đại và hiệu quả. Đây là những đòi hỏi mà hầu như chỉ các phương thức kỹ thuật số mới mang lại được.
Công nghệ mới đã thúc đẩy Việt Nam tiến gần đến một xã hội không tiền mặt khi thanh toán thông minh đang ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng; đặc biệt là dành cho các khoản chi tiêu nhỏ lẻ. Một tương lai không tiền mặt khi người tiêu dùng đang gia tăng tần suất sử dụng thanh toán không tiền mặt để thực hiện các giao dịch mua sắm, chi tiêu hằng ngày. Khảo sát của Visa cho thấy, thái độ thanh toán của người tiêu dùng đã có sự thay đổi và thể hiện rõ sự quan tâm ngày càng gia tăng đối với ngân hàng số và các công nghệ thanh toán mới khác.
Và trong hành trình này, sự tham gia của giới trẻ là vô cùng quan trọng.
Tại những con phố sầm uất của Hà Nội có nhiều cửa hàng “sang chảnh” đến quán ăn vỉa hè tấp nập khách khứa như Lê Đại Hành, Đoàn Trần Nghiệp, Triệu Việt Vương, Đào Duy Từ… khách hàng thay vì mang theo tiền mặt hoặc chuyển khoản online có thể trải nghiệm hình thức thanh toán mới tiện lợi, an toàn và nhanh chóng hơn: quét mã QR code. Tính năng này không chỉ nhanh chóng, tiện lợi hơn các cách thanh toán khác mà còn an toàn vì không phải liên kết và chuyển tiền sang nền tảng trung gian khác. Chủ cửa hàng có thể trực tiếp chia sẻ mã QR cho khách hàng hoặc qua các nền tảng xã hội… để thanh toán giao dịch từ xa.
Dịch Covid-19 đã thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển đổi sang các hình thức thanh toán không tiền mặt cho các khoản chi tiêu nhỏ lẻ. Tiềm năng của các xu hướng này đối với nhóm người dùng trẻ là rất lớn; đặc biệt là người tiêu dùng thế hệ Z. Đây là lực lượng tiêu dùng cốt lõi của thương mại trên mạng xã hội, với 85% người được khảo sát đã biết về thương mại mạng xã hội và 68% đang sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để xem tối thiểu ba đánh giá liên quan đến sản phẩm trước khi mua hàng lần đầu tiên .
Hiện nay, thế hệ Z cũng sử dụng cùng lúc nhiều ví điện tử, mỗi ví cho một mục đích thanh toán khác nhau. Một phương thức thanh toán thay thế đang tỏ ra đặc biệt hấp dẫn đối với người tiêu dùng thế hệ Z là mua trước - trả sau. Điều này cho phép họ thanh toán theo thời gian thay vì trả trước toàn bộ giá, nhất là khi họ chỉ mới ở giai đoạn đầu của sự nghiệp và có thể không có nhiều thu nhập khả dụng.
Trong một khảo sát do nhà cung cấp dịch vụ thanh toán xuyên biên giới Thunes thực hiện trên 6.500 người ở độ tuổi dao động từ 16 đến 24 ở 13 quốc gia đã và đang phát triển, gần 50% sử dụng ví di động ở các thị trường mới nổi. Ngoài ra, gần 25% người tiêu dùng thế hệ Z ở các thị trường phương Tây không bao giờ sử dụng tiền mặt, mặc dù thanh toán bằng tiền mặt vẫn thịnh hành ở các thị trường mới nổi của châu lục “già”.
Thị trường Việt Nam đã và đang chứng kiến sự hợp tác ngày càng sâu rộng giữa các tổ chức tài chính ngân hàng và các đơn vị cung ứng hàng hóa dịch vụ đa dạng trong nhiều lĩnh vực nhằm đáp ứng nhu cầu tối đa của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, với chính sách khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, các ngân hàng đã tích cực phối hợp với cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước, các đơn vị hành chính công để thực hiện hiệu quả việc thu, nộp ngân sách nhà nước, các loại thuế phí, lệ phí và chi tiêu bằng những phương thức thanh toán hiện đại tiện lợi.