"Tòa Trọng tài Thường trực kết luận rằng không có căn cứ pháp lý nào để Trung Quốc đòi chủ quyền lịch sử đối với tài nguyên,ánquyếtTrungQuốckhôngcóchủquyềnlịchsửởBiểnĐôbayern munich chuyển nhượng vượt quá các quyền mà Công ước về Luật Biển cung cấp, trong vùng biển thuộc phạm vi 'đường chín đoạn'," thông cáo báo chí của PCA viết.
Phán quyết này được đưa ra sau quá trình thụ lý kéo dài 3 năm đối với đơn kiện của Philippines nhằm bác bỏ yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh.
Thông cáo báo chí của PCA nêu rõ, Tòa kết luận các thực thể nổi (khi thủy triều lên) ở quần đảo Trường Sa là những "bãi đá," do đó nó không thể có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ).
Tòa cũng kết luận Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ ngăn chặn các va chạm ở biển và các vấn đề liên quan đến an toàn hàng hải.
Theo trình tự, các quốc gia quan sát quá trình tố tụng, nước thành viên PCA, các tòa thành viên của PCA, công chúng và các phương tiện truyền thông cũng nhận được e-mail về phán quyết kể trên.
Sau khi e-mail đã được gửi đi, quyết định cũng sẽ được tải lên trang web của PCA.
Sau khi PCA ra phán quyết, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã ra tuyên bố khẳng định nước này không chấp nhận cũng như không công nhận phán quyết của PCA, khẳng định Bắc Kinh sẽ "không bao giờ chấp nhận bất kỳ tuyên bố hoặc hành động nào dựa trên những phán quyết của PCA".
Philippines bắt đầu quá trình tố tụng tại PCA kiện Trung Quốc vào ngày 22-1-2013 sau nhiều năm bế tắc và căng thẳng trong việc giải quyết tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông mà không đạt được kết quả.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền toàn bộ Biển Đông bằng việc đưa ra yêu sách “đường chín đoạn”.
PCA đã ra phán quyết khẳng định rằng PCA có thẩm quyền giải quyết vụ kiện này và đã thụ lý hồ sơ kiện Trung Quốc của Philippines./.