您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【j.league 1】Chi ngân sách nhà nước được quản lý chặt chẽ, đảm bảo cân đối với dự toán 正文

【j.league 1】Chi ngân sách nhà nước được quản lý chặt chẽ, đảm bảo cân đối với dự toán

时间:2025-01-25 19:31:24 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng báo cáo tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương diễn ra ngày 2 j.league 1

Bo truong dinh tien dung

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng báo cáo tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương diễn ra ngày 2/7.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã khẳng định như vậy tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương diễn ra ngày 2/7.

Thu thuế TNDN từ các ngân hàng lớn mới đạt 39% dự toán

Báo cáo tại hội nghị về tình hình tài chính ngân sách,ânsáchnhànướcđượcquảnlýchặtchẽđảmbảocânđốivớidựtoáj.league 1 Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được trong 6 tháng đầu năm, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều thách thức do tác động bất lợi từ bên ngoài cũng như các yếu kém nội tại. Tăng trưởng kinh tế chậm lại, áp lực lạm phát gia tăng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN), đầu tư công, đổi mới khu vực sự nghiệp công còn chậm. Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy mới ở giai đoạn chuẩn bị thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công chậm…

Tình hình trên đã tác động lớn đến việc thực hiện các nhiệm vụ tài chính, thu, chi ngân sách. Thu ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng đạt 49,4% dự toán, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, các khoản thu nội địa trừ đất, cổ phần hoá, cổ tức, lợi nhuận để lại, xổ số kiến thiết… đạt 46,6% dự toán, tăng 13%, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và CPI.

Thu từ 3 khu vực kinh tế mặc dù tăng so với cùng kỳ nhưng đạt thấp so với dự toán. Trong đó, thuế thu nhập DN (TNDN) từ các ngân hàng TMCP nhà nước như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank mới đạt 39% dự toán, từ các DN ngành viễn thông cũng chỉ đạt 34,3% dự toán. Các DN sản xuất lắp ráp ô tô thuộc khu vực FDI nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đạt 36,8%... “Về tổng thể, các khoản thu 6 tháng đầu năm là tích cực, tuy nhiên các khoản thu từ sản xuất kinh doanh còn thấp”, Bộ trưởng đánh giá.

Theo phân cấp, thu ngân sách trung ương (NSTW) 6 tháng đạt 46,2%, cao hơn cùng kỳ năm 2017. Thu ngân sách địa phương (NSĐP) đạt 54% dự toán, có 43/63 địa phương thu nội địa đạt trên 50% dự toán, tuy nhiên còn một số địa phương thu thấp hơn dự toán. 6 tháng cuối năm, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng mong các lãnh đạo địa phương tiếp tục vào cuộc chỉ đạo sát sao, thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý thu phù hợp thực tế địa phương, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu.

Nếu dự kiến hụt thu phải chủ động sắp xếp lại chi

Về chi, 6 tháng đầu năm, chi NSNN được quản lý chặt chẽ, đảm bảo cân đối với dự toán, cân đối với ngân sách các cấp. Nguồn dự phòng NSTW năm 2018 đã sử dụng khoảng 4.600 tỷ đồng, chủ yếu hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, gia cố đê điều, hồ đập..., xuất cấp 61.400 tấn gạo hỗ trợ cho nhân dân, học sinh vùng khó khăn.

Thực hiện giải ngân vốn 6 tháng đạt 32,5% dự toán, trong đó có 35 bộ, ngành và 6 địa phương có tiến độ giải ngân thấp hơn 25%. Trước tình hình này, Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong xây dựng cơ bản (XDCB) để thúc đẩy giải ngân theo kế hoạch năm 2018, trong đó chú ý rà soát khả năng giải ngân của các dự án để chủ động điều chỉnh kế hoạch vốn.

“Năm 2018 là năm thứ hai thực hiện các quy định của Luật NSNN, việc chuyển nguồn chi thường xuyên chỉ cho phép đối với một số khoản chi nhất định, như chi chế độ chính sách cho con người, trường học, công nghệ… Còn lại cơ bản đến hết niên độ ngân sách mà không chi hết thì sẽ hủy bỏ dự toán, kể cả các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình mục tiêu”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nêu rõ.

Vì vậy, theo Bộ trưởng, các bộ, ngành, địa phương cần quán triệt chỉ đạo để triển khai giải ngân đúng dự toán, đúng chế độ quy định. Địa phương cần phấn đấu thu đạt và vượt dự toán để có thêm nguồn chi tiêu, trường hợp nguồn thu dự kiến giảm so với dự toán thì phải chủ động giữ lại 50% dự phòng NSĐP để đảm bảo cân đối NSĐP, cân đối các nguồn lực tại chỗ để chủ động bù đắp số giảm thu NSĐP.

Sau khi sử dụng các nguồn dự phòng, dự trữ mà vẫn không đủ bù đắp giảm thu thì phải chủ động sắp xếp, cắt giảm, giãn các nhiệm vụ chi, trong đó cần chủ động cơ cấu lại chi đầu tư phát triển của địa phương...

Ngoài ra, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng cho biết đang trình Chính phủ để báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho phép xử lý các khoản tăng thu, tiết kiệm chi để bố trí lại một số khoản chi quan trọng cho một số bộ, cơ quan địa phương, ước tính khoảng 15.715 tỷ đồng.

Cổ phần hoá năm 2018 khó có khả năng đạt kế hoạch

Báo cáo về cải cách thủ tục hành chính (TTHC), môi trường đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết Bộ đã phê duyệt Đề án đơn giản hoá TTHC, theo đó, đề nghị cắt giảm, đơn giản hoá 190 điều kiện kinh doanh, đạt tỷ lệ 51,3% số điều kiện kinh doanh theo yêu cầu của Chính phủ.

Trong đó, đã kiến nghị sửa đổi 6 luật và 16 nghị định, đồng thời phối hợp với 13 bộ, cơ quan trung ương sửa đổi, bổ sung hơn 80 văn bản về quản lý, kiểm tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực tài chính theo Quyết định 2026 của Thủ tướng. Tính đến tháng 6/2018, Bộ Tài chính đã triển khai trực tuyến 893 TTHC, trong đó 104 dịch vụ cấp độ 3, 188 dịch vụ cấp độ 4, thực hiện kê khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử toàn diện. Hải quan điện tử đã có 11 bộ ngành tham gia kết nối, tuy nhiên mới 53/284 TTHC được thực hiện qua Cơ chế một cửa quốc gia.

Về cổ phần hoá (CPH), thoái vốn DNNN, 6 tháng vừa qua mới có 8 DN được phê duyệt phương án CPH, trong khi kế hoạch năm nay ít nhất là 85 DN. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng lưu ý, với tổng giá trị DN là 29.400 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước là 15.200 tỷ đồng, từ khi bắt đầu chủ trương CPH đến nay tổng số vốn nhà nước đã bán được rất ít, chỉ chiếm khoảng 8% tổng số vốn nhà nước tại DN (đến 31/12/2017). Như vậy, nhìn chung tiến độ CPH, thoái vốn còn chậm, khó có khả năng đạt kế hoạch đề ra năm 2018.

Tương tự, trong lĩnh vực đổi mới khu vực sự nghiệp công, nhìn chung các bộ, ngành, địa phương chậm triển khai các nhiệm vụ theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định 695 của Thủ tướng. Sau hơn 3 năm, các bộ mới trình được Chính phủ 2 nghị định quy định về cơ chế tự chủ, còn 6 nghị định trong các lĩnh vực về y tế, giáo dục, thông tin truyền thông và văn hoá chưa được ban hành. Hiện nay cũng chỉ có duy nhất Bộ Y tế ban hành khung giá dịch vụ khám chữa bệnh, các dịch vụ sự nghiệp công khác vẫn chưa được triển khai.

“Nếu tiến độ như thời gian qua thì khó thực hiện được mục tiêu theo tinh thần Nghị quyết 19, Nghị quyết 20 của Hội nghị Trung ương 6, rất khó tạo cơ sở để thực hiện các mục tiêu về cải cách tiền lương và bảo hiểm xã hội theo Nghị quyết 27, 28 của Trung ương 7. Vì vậy, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ khẩn trương xây dựng các nghị định; các địa phương tập trung xây dựng, hoàn thiện đề án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, tăng cường phân cấp, giao quyền tự chủ cho các đơn vị.

Về quản lý giá cả, lãnh đạo ngành Tài chính bày tỏ sự nhất trí với chủ trương chưa tăng giá điện trong năm nay, điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường, còn dư địa thì điều chỉnh giá dịch vụ công.

Đối với quản lý tài sản công, để triển khai Luật Quản lý tài sản công có hiệu lực từ 1/1/2018, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành 13 nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 1 quyết định, còn lại 2 nghị định đang hoàn chỉnh để trình Thủ tướng ban hành là Nghị định về ô tô công và về thanh toán công trình BT.

Năm 2020: Giảm 50% số chi cục thuế

Báo cáo về vấn đề kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thẳng thắn nhận định thời gian qua, tình trạng chấp hành kỷ luật NSNN ở nhiều nơi, nhiều chỗ chưa nghiêm. Tình trạng kê khai thiếu thuế, chuyển giá, trốn thuế còn xảy ra ở nhiều nơi, một phần do chúng ta chuyển sang cơ chế cho các DN tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm về nghĩa vụ thuế. Vẫn còn tình trạng chi sai quy định, vượt tiêu chuẩn định mức, dự toán; nhiều công trình đội vốn cao, giải ngân vốn vay nước ngoài vượt kế hoạch, nợ đọng XDCB còn lớn, chuyển nguồn lớn, thất thoát lãng phí còn xảy ra ở nhiều công trình.

Trước tình hình này, ngành Tài chính một mặt tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC, giảm thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho DN, các cơ quan đơn vị trong thực hiện giao dịch thu chi NSNN. Một mặt tăng cường thanh tra, kiểm tra kỷ luật, kỷ cương, đảm bảo đúng chế độ chính sách trong phạm vi dự toán được giao. Trong 6 tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiến nghị xử lý hơn 7.200 tỷ đồng, trong đó tăng thu vào NSNN 6.700 tỷ đồng.

Liên quan đến việc thực hiện sắp xếp bộ máy kết hợp với tinh giản biên chế theo Nghị quyết 19 của Hội nghị Trung ương 6, từ 1/6/2018, Bộ Tài chính đã quyết định giải thể 43 phòng giao dịch, tương đương với các chi cục thuộc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh. Đồng thời, tiếp tục rà soát sắp xếp lại các chi cục thuế, hải quan, cục dự trữ theo khu vực để giảm đầu mối, nâng cao hiệu quả hoạt động.

“Chúng tôi cam kết từ nay đến năm 2020 sẽ giảm khoảng 50% số chi cục thuế trên tổng số 711 chi cục hiện nay. Trong quá trình này, đề nghị các địa phương phối hợp, ủng hộ Bộ Tài chính để sắp xếp lại các cơ quan tài chính trên địa bàn đảm bảo đúng lộ trình, ổn định hoạt động, không ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo ngân sách của địa phương", Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.

Tóm lại, đánh giá tình hình 6 tháng có nhiều chuyển biến, nhưng cũng còn nhiều khó khăn, nhiệm vụ còn lại của năm rất lớn, Bộ trưởng Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô. Đồng thời, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng bày tỏ mong muốn nhận được sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ của các bộ, ngành, đặc biệt là cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc triển khai nhiệm vụ tài chính ngân sách năm 2018 và xây dựng dự toán năm 2019, kế hoạch trung hạn năm 2019 - 2021./.

Hoàng Yến