【soi kèo darmstadt】Khổ vì chuyện học nhờ

 人参与 | 时间:2025-01-12 23:27:59

Tình trạng này diễn ra ở nhiều địa phương,ổvchuyệnhọcnhờsoi kèo darmstadt nhiều năm nay và cứ mỗi khi năm học mới đến, từ nhà trường đến phụ huynh đều thấy nặng lòng...

Điểm lẻ học nhờ của Trường Mẫu giáo Phú Hữu A, huyện Châu Thành.

Cấp học mầm non, mẫu giáo hiện phải đi học nhờ, học gửi khá nhiều.

Khó như học nhờ

Tìm đến một trong hai điểm lẻ đang học nhờ của Trường Mẫu giáo Phú Hữu A, huyện Châu Thành, có tận mắt chứng kiến cảnh các bé học tập và sinh hoạt mới thấy được cái khó khăn của những điểm lẻ phải học nhờ. Điều kiện phòng học không đảm bảo về diện tích, ẩm thấp đã khiến cho việc dạy và học bị ảnh hưởng rất nhiều. Bà Đinh Thị Kim Phương, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: “Trường có 5 lớp phải học nhờ. Trong đó, 4 lớp học nhờ tại Trường Tiểu học Phú Hữu 5 và 1 lớp học nhờ Trường Tiểu học Đồng Khởi. Các lớp ở đây diện tích rất chật hẹp, nhà vệ sinh và hệ thống nước sạch để các cháu sử dụng cũng rất khó khăn. May cũng nhờ được phụ huynh quan tâm, nên chúng tôi đã vận động xã hội hóa xây dựng được nhà vệ sinh riêng và máy bơm nước sạch ở các điểm. Phòng học của tiểu học thường đâu có được như phòng mẫu giáo, nên trường đang tiếp tục vận động xã hội hóa mua thêm các tấm lót để trải trong những phòng không được lót gạch, nhằm cho các cháu có thể vui chơi sinh hoạt thoải mái hơn”.

Cũng phải gửi các cháu học nhờ đến 4 điểm trường tiểu học, nên dù còn nhiều khó khăn nhưng các cô giáo của Trường Mẫu giáo Họa Mi, huyện Châu Thành, nhất là ở các điểm lẻ luôn cố gắng huy động trẻ trên địa bàn ra lớp đầy đủ. Cô Nguyễn Thị Hồng Nguyện, giáo viên tại điểm lẻ học nhờ của Trường Tiểu học Ngô Hữu Hạnh, bộc bạch: “Ở điểm này, chúng tôi đã huy động được 32 cháu ra lớp. Hiện tại, vẫn còn một số bé đang tiếp tục được nộp hồ sơ. Do phòng được mượn ở đây xây dựng lâu lại thêm ẩm thấp, nên giờ xuống cấp nghiêm trọng lắm, một số mảng tường đã bị bong tróc rất nhiều, mái tôn lại bị dột khi trời mưa… Chúng tôi chỉ có thể dạy chứ đâu có trang trí lớp được, vì tường mà đụng vào là các mảng bê tông có thể rớt ra bất cứ lúc nào”.

Cùng chung hoàn cảnh khó khăn khi phải học nhờ, học gửi nhưng Trường Mẫu giáo Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, lại có những khó khăn riêng. Hiện nay, ngoài điểm chính với 4 phòng học, trường còn tập trung học sinh tại 2 điểm lẻ nằm rải rác ở các ấp xa điểm chính. Được biết, điểm lẻ ở ấp Tân Quới Lộ đang học nhờ Trường Tiểu học Bình Thành, do không mượn được riêng một phòng, nên các cháu ở đây chỉ được học một buổi sáng, buổi chiều phải trả phòng lại cho lớp tiểu học. Cô Nguyễn Thị Thu Hồng, giáo viên đang dạy tại điểm lẻ ấp Tân Quới Lộ, tâm sự: “Với số lượng học sinh ra lớp năm nay tăng hơn so với năm trước, nên nhà trường vốn đã thiếu lớp lại càng thêm thiếu. Nhìn các cháu phải học tập và sinh hoạt trong một không gian chật chội, thiếu thốn, chúng tôi cũng áy náy lắm… giờ chúng tôi chỉ mong sao có được một phòng học để các cháu được học tập trong điều kiện đảm bảo hơn”. Để có phòng cho các cháu học, cô Hồng thường đến lớp vào khoảng 6 giờ sáng để sắp xếp bàn ghế tiểu học, dọn vệ sinh ở trong lớp và nhà vệ sinh để các cháu mẫu giáo vào học. Sau đó, khi dạy xong cô sẽ dọn bàn ghế của các cháu mẫu giáo vào và sắp bàn ghế cấp tiểu học lại như cũ để phục vụ nhu cầu học tập của học sinh tiểu học buổi chiều.

Hiểu được những cố gắng của giáo viên dù cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, nhiều phụ huynh ở Trường Mẫu giáo Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, vẫn cố gắng đưa trẻ đến trường. Chị Nguyễn Thị Hằng, phụ huynh của trường, vui vẻ nói: “Con tôi học năm nay nữa cũng được 2 năm rồi. Tuy điểm ở đây không khang trang và đầy đủ điều kiện như các điểm chính, nhưng thấy cô giáo dù khó khăn vất vả ngày nào cũng chất bàn, chất ghế để có lớp cho con mình học, tôi vui lắm. Mong sao điểm học này sẽ được đầu tư xây dựng riêng hẳn phòng học mới để cô và trò ở đây được học tập và giảng dạy trong điều kiện tốt hơn”.

Mong muốn có trường, có lớp

Để giúp các bé được học tập và sinh hoạt trong môi trường có đầy đủ điều kiện hơn, hàng năm, ở nhiều địa phương và các sở, ngành đã tích cực tham gia vận động xã hội hóa để sửa chữa, đầu tư xây dựng mới các phòng, lớp tại các điểm trường. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí còn hạn chế, nên một số điểm lẻ của cấp học mầm non vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Bà Hàng Ngọc Thúy, Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Bình Thành (huyện Phụng Hiệp), chia sẻ: “Do thiếu cơ sở vật chất nên trường không thể huy động hết được số trẻ trên địa bàn đến lớp, đôi khi một số trẻ phải sang các trường trên địa bàn khác để học. Ngoài ra, ở ấp Tân Long B cũng còn khoảng 50 cháu chưa được huy động ra lớp do không có phòng, lớp học. Nếu có đầy đủ cơ sở vật chất, chúng tôi có thể huy động học sinh ra lớp cao hơn số chỉ tiêu được giao. Chỉ mong cô và trò của trường có điều kiện học tập tốt hơn”. Do không mượn hoàn toàn được phòng, lớp vì vậy các hoạt động học tập, sinh hoạt và vui chơi của các cháu rất hạn chế.

Số điểm trường học nhờ, học gửi không dừng lại bấy nhiêu đó, nhất là ở các vùng nông thôn còn khó khăn. Chia sẻ về thực trạng này, bà Huỳnh Kim Hoàng, Trưởng Phòng Giáo dục Mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, nói: “Tình trạng trẻ phải học nhờ ở các trường tiểu học cũng ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, bởi hạn chế nhất đối với các điểm lẻ là sân chơi và đồ dùng, đồ chơi cho các cháu vẫn chưa được đảm bảo như các điểm chính. Do đó, việc tổ chức học bán trú cho các cháu cũng gặp rất nhiều khó khăn. Để đảm bảo chất lượng dạy và học cho các cháu phải học nhờ, chúng tôi chỉ đạo ban giám hiệu các trường thường xuyên kiểm tra dự giờ tại các điểm để kịp thời hỗ trợ giáo viên về chuyên môn cũng như giúp các cô tháo gỡ khó khăn”.

Hiện toàn tỉnh có 85 trường mầm non, mẫu giáo với 266 điểm trường (chưa tính thị xã Long Mỹ). Đến thời điểm hiện nay, ở cấp học mầm non đã huy động được 28.454 cháu ra lớp, trong đó, nhà trẻ là 1.993 cháu và mẫu giáo 26.461 cháu. Thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 40 phòng học nhờ trên địa bàn tỉnh, đa phần cấp mầm non thường học nhờ ở các trường tiểu học.     

 

Bài, ảnh: MỸ XUYÊN

顶: 3282踩: 2