【bảng xếp hạng u21】Quản lý, thu thuế kinh doanh trên mạng xã hội dưới góc nhìn của luật sư

[World Cup] 时间:2025-01-10 17:16:22 来源:Empire777 作者:World Cup 点击:31次

quan ly thu thue kinh doanh tren mang xa hoi duoi goc nhin cua luat su

Luật sư Đặng Văn Cường.

Thưa luật sư, hiện nay mạng xã hội đang phát triển rất mạnh mẽ và ngày càng đi sâu vào các lĩnh vực của đời sống, tuy vậy việc quản lý hoạt động của các mạng xã hội ở nước ta còn nhiều khó khăn. Ông có thể cho biết những khó khăn này là gì?

Mạng xã hội là một cụm từ không còn quá xa lạ, nó đã trở nên thông dụng ở nước ta. Mạng xã hội hay còn có thể biết đến dưới những tên gọi khác như "cộng đồng ảo" hay "trang hồ sơ", là một website mang mọi người đến với nhau để nói chuyện, chia sẻ ý tưởng và sở thích, hay làm quen với những người bạn mới, chia sẻ, trao đổi thông tin, dữ liệu. Dịch vụ mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, livestream, quảng cáo, chia sẻ file,…. giúp cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu mỗi ngày cho hàng tỷ thành viên khắp thế giới.

Với con số ước tính khoảng 48 triệu người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay, bất kỳ người dùng mạng xã hội nào cũng có thể tạo ra một “cơ quan truyền thông” của cá nhân mình và trở thành kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội, có tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ, nhận thức và hành động của người dân.

Hiện nay, ở nước ta có hai loại hình mạng xã hội, trong đó có loại hình mạng xã hội do doanh nghiệp trong nước cung cấp, được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động, bắt buộc tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và mạng xã hội do doanh nghiệp nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam như: Facebook, youtube, google… Đối với loại hình mạng xã hội do doanh nghiệp nước ngoài cung cấp hiện nay hầu hết chưa có văn phòng đại diện ở Việt Nam nên việc tuân thủ pháp luật Việt Nam rất hạn chế. Do đó, còn tồn tại một số bất cập trong việc quản lý mạng xã hội.

Xin ông có thể chỉ rõ những bất cập này?

Thứ nhất, mạng xã hội đang trở thành nơi hình thành các luồng dư luận lớn tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội; các thông tin trái chiều thường xuyên được chia sẻ rộng rãi. Trong khi đó, công tác chỉ đạo, quản lý của ta hiện nay đối thông tin trên mạng xã hội còn nhiều hạn chế, chủ yếu thụ động, xử lý hậu quả khi sự việc, tin đồn đã xảy ra, chứ chưa chủ động định hướng, cung cấp thông tin tích cực, chính thống lên mạng xã hội, nắm bắt và dẫn dắt dư luận. Đồng thời, còn bị động vào sự hợp tác của doanh nghiệp nước ngoài trong việc ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm….

Thứ hai, mạng xã hội nước ngoài có số lượng người sử dụng cao hơn nhiều so với các mạng xã hội trong nước. Các mạng xã hội như facebook, google có hàng chục triệu người Việt Nam người sử dụng nhưng hiện nay chưa có văn phòng đại diện ở Việt Nam nên việc tuân thủ pháp luật Việt Nam rất hạn chế. Hơn nữa, chúng ta chưa có chế tài để quản lý nội dung được cung cấp bởi các mạng xã hội và các nền tảng internet không đặt trụ sở tại Việt Nam.

Thứ ba, lợi dụng tốc độ phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, nhiều đối tượng không chỉ tung tin giả, tuyên truyền xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước mà còn tiến hành các hoạt động lôi kéo, tập hợp lực lượng, kích động, điều hành các hoạt động biểu tình bạo loạn ở một số địa phương, điển hình là vụ gây rối ở Phan Rí (Bình Thuận) thời gian vừa qua đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự tại khu vực này. Trong khi đó chúng ta vẫn chưa có cơ chế quản lý rõ ràng để hạn chế tình trạng này.

Theo luật sư, làm thế nào để quản lý những nội dung đăng tải trên mạng xã hội?

Hiện nay, pháp luật chưa có chế tài để quản lý nội dung được cung cấp bởi các mạng xã hội và các nền tảng internet không đặt trụ sở tại Việt Nam. Do đó, nhằm quản lý những nội dung đăng tải trên mạng xã hội, chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ, cụ thể:

Thứ nhất, cần thật sự quan tâm coi trọng và có sự đầu tư thích đáng cho công tác quản lý thông tin trên mạng internet nói chung và mạng xã hội nói riêng; xây dựng mô hình quản lý riêng đối với lĩnh vực thông tin trên mạng xã hội theo hướng phản ứng nhanh, thống nhất, dựa trên những đặc trưng, nguyên lý hoạt động riêng của mạng xã hội để có thể đáp ứng các yêu cầu quản lý trong tình hình mới.

Thứ hai, cần phối hợp, hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài trong việc ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm; quản lý, kiểm soát và xử lý các tài khỏan, đơn vị vi phạm các quy định nước ta trong lĩnh vực an ninh mạng.

Thứ ba, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng internet nói chung và mạng xã hội nói riêng theo hướng: Bổ sung các quy định cụ thể về hoạt động cung cấp thông tin công cộng xuyên biên giới vào Việt Nam; có chính sách hỗ trợ MXH trong nước phát triển; tăng mức chế tài xử phạt đảm bảo tính răn đe... để các quy định sát với thực tiễn và bảo đảm được yêu cầu quản lý.

Thứ tư, nghiên cứu xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội dành cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội Việt Nam nhằm phát huy vai trò, thế mạnh của các doanh nghiệp và cộng đồng mạng trong việc chung tay với Nhà nước xây dựng một môi trường mạng xã hội lành mạnh, an toàn tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, mạng xã hội như facebook, youtube... cũng là nơi để nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khai thác quảng cáo. Vậy có cần quản lý vấn đề này như thế nào, thưa luật sư ?

Theo thống kê facebook có khoảng 64 triệu tài khoản thành viên tại Việt Nam, xếp thứ 7 trong số 10 quốc gia có số người sử dụng facebook nhiều nhất thế giới. Hiện nay, facebook liên tục cập nhật, bổ sung các tính năng mới, trong đó đáng chú ý nhất là các tính năng: Live stream (truyền hình trực tiếp); messenger (tích hợp đầy đủ các tính năng quay phim, chụp ảnh, gọi thoại, gọi video, nhắn tin bằng chữ hoặc âm thanh, gửi tài liệu, hình ảnh...); tạo nhóm kín để trao đổi; chia sẻ lợi nhuận quảng cáo đối với các video clip có nhiều lượt xem; hashtag (công cụ giúp nhóm nhiều thông tin lại với nhau, khi người dùng nhấn vào một hashtag thì có thể xem được tất cả những thông điệp chứa hashtag đó)... Với các tính năng như vậy, việc quảng cáo trên facebook trở thành dễ dàng, do đó gây ra rất nhiều khó khăn trong việc quản lý.

Các chuyên gia truyền thông quảng cáo cho biết, theo đặc thù quảng cáo trên mạng xã hội, thì tất cả là hậu kiểm, tức là không được kiểm định trước. Do đó, hiện nay chúng ta rất khó kiểm soát những nội dung quảng cáo này. Không chỉ vậy, Việt Nam cũng chưa có quy định rõ ràng về nội dung thẩm định hay vị trí quảng cáo trên môi trường mạng. Vì thế, cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý quảng cáo trên môi trường mạng, đặc biệt là quảng cáo trên mạng xã hội. .

Về việc thu thuế với hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội, chúng ta cần làm gì để đem lại hiệu quả, thưa ông?

Hiện nay, số lượng cá nhân, đơn vị kinh doanh trên facebook, youtube rất lớn. Hơn nữa, việc truy tìm người bán hàng qua mạng không dễ kiểm soát hết trong một sớm một chiều. Rất khó tách bạch rạch ròi giữa doanh thu online và offline nên khó xác định đúng, đủ doanh thu để tính toán thuế. Chỉ có thể thu thuế khoán trên mỗi tài khoản facebook chứ khó có thể xác định được thu nhập cụ thể. Do đó, việc đánh thuế kinh doanh online cần sự tự nguyện của chủ tài khoản.

Rào cản lớn nhất mà cơ quan thuế phải đối mặt khi thực hiện thu thuế với những người bán hàng trên mạng xã hội đó là làm sao biết được doanh thu của những người bán hàng trên mạng.

Ở nước ngoài, sở dĩ thu được thuế vì tất cả các giao dịch hàng hóa đều được thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Do đó, nếu Việt Nam muốn thu thuế kinh doanh qua mạng hiệu quả thì phải đẩy nhanh quá trình thực hiện đề án "Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020" đã được Chính phủ phê duyệt với tỉ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10% đến cuối năm 2020.

Xin cảm ơn luật sư!

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接