Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên,ốngrượungâmcủấutàuhaibệnhnhânbịkhóthởloạnnhịkết quả bóng đá mới Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, xét nghiệm nước tiểu của người bệnh cho thấy aconitin - chất độc gây loạn nhịp trong củ ấu tàu. Bác sĩ chẩn đoán hai bệnh nhân bị ngộ độc do uống rượu ngâm củ ấu tàu. Bác sĩ cho thở máy, điều trị rối loạn điện giải, dùng thuốc trợ tim, chống rối loạn nhịp tim... Hiện hai người đàn ông vẫn được theo dõi tích cực. Củ ấu tàu còn gọi là ô đầu, ú tầu, gấu tầu, củ gấu rừng..., là rễ của cây ô đầu, tên khoa học aconitium forrtuni Hemsl, thường mọc hoang hoặc trồng ở vùng biên giới phía Bắc như Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai. Thành phần độc tố chính của ấu tàu là aconitin (chất gây tê đầu lưỡi) và các alcalloid khác. Rượu ngâm củ ấu tàu thường được dùng để làm thuốc xoa bóp chữa các chứng đau nhức chân tay, tê mỏi, sai khớp, bầm da do đụng dập. Đây là bài thuốc khá phổ biến lưu hành trong dân gian, được chế biến nhiều dạng như ngâm tươi, ngâm khô, ngâm thái mỏng. Đặc biệt, nhiều người vẫn coi củ ấu tàu như một loại thuốc bổ, có thể ăn và uống được khi được chế biến kỹ đúng phương pháp như nấu cháo, rượu ngâm củ ấu tàu sao vàng. Cẩn trọng khi uống rượu ngâm củ ấu tàu. Ảnh minh họa |