【kết quả bóng đá các câu lạc bộ châu âu】Quy định về chi phí cưỡng chế thi hành xử phạt vi phạm hành chính

时间:2025-01-26 02:54:23 来源:Empire777

VPHC

Ảnh T.L minh họa

Thông tư này hướng dẫn việc quản lý,địnhvềchiphícưỡngchếthihànhxửphạtviphạmhànhchíkết quả bóng đá các câu lạc bộ châu âu tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt (sau đây gọi là cưỡng chế) theo quy định tại Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ. Thông tư này không áp dụng đối với chi phí cưỡng chế trong lĩnh vực thuế, hải quan.

Cụ thể, Thông tư quy định đối tượng bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí cho hoạt động cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định 166. Đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm nộp toàn bộ chi phí cưỡng chế cho cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế theo quy định của Thông tư này.

Đối tượng bị cưỡng chế không tự nguyện nộp hoặc nộp chưa đủ chi phí hoặc nộp chậm thời hạn theo thông báo của cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế có quyền ban hành tiếp quyết định cưỡng chế để thu hồi chi phí cưỡng chế bằng các biện pháp quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Việc xác định chi phí cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 166, bao gồm các chi phí sau: Chi phí huy động người thực hiện quyết định cưỡng chế: chi phí bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế; Chi phí thuê phương tiện tháo dỡ, chuyên chở đồ vật, tài sản; Chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản kê biên; Chi phí thù lao cho các chuyên gia tham gia định giá để tổ chức đấu giá theo quy định của pháp luật; Chi phí tổ chức bán đấu giá tài sản và Chi phí thực tế khác liên quan đến thực hiện cưỡng chế (nếu có).

Về thu hồi chi phí cưỡng chế, Thông tư quy định chậm nhất 10 ngày từ khi nhận được thông báo quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt, đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm nộp chi phí cưỡng chế cho cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế. Khi thu được tiền từ đối tượng bị cưỡng chế, cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế phải làm thủ tục hoàn trả ngay khoản tiền đã tạm ứng chi cưỡng chế cho cơ quan của người ra quyết định cưỡng chế để hoàn ứng cho ngân sách nhà nước.

Trường hợp thu được tiền chi phí cưỡng chế từ tiền bán đấu giá tài sản, sau khi đã đảm bảo thực hiện đầy đủ các khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính thì cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế thực hiện hoàn trả chi phí cưỡng chế cho cơ quan của người ra quyết định cưỡng chế theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế đã thực hiện nộp chi phí cưỡng chế thì cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế trả lại số tiền chi phí cưỡng chế từ bán đấu giá tài sản cho đối tượng bị cưỡng chế.

Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế không tự nguyện hoàn trả hoặc hoàn trả chưa đủ chi phí cưỡng chế thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế ra quyết định cưỡng chế bằng các biện pháp quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Trường hợp không có khả năng thu hồi chi phí cưỡng chế do đối tượng bị cưỡng chế bị chết, mất tích (đối với cá nhân) hoặc bị phá sản, giải thể (đối với tổ chức) mà không còn tiền, tài sản để nộp chi phí cưỡng chế và không có tổ chức nào tiếp nhận chuyển giao quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính thì cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế báo cáo người ra quyết định cưỡng chế theo quy định tại khoản 6 Điều này.

Định kỳ hàng năm, vào thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước, người ra quyết định cưỡng chế báo cáo việc sử dụng kinh phí tạm ứng để thực hiện việc cưỡng chế bao gồm: số kinh phí đã tạm ứng, số kinh phí đã thu hồi được; số kinh phí chưa thu hồi được; số kinh phí không có khả năng thu hồi (nếu có); nguyên nhân chưa thu hồi và kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 2/3/2017.

D.A

推荐内容