CNTT tạo ra cách mạng về cải cách của ngành Hải quan Tại Hội nghị “Bàn giải pháp tăng cường mối quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp năm 2018” do Cục Hải quan Hải Phòng tổ chức mới đây,ệpđánhgiácaoứngdụngcôngnghệthôngtincủangànhHảkeo bong đá hôm nay ông Đào Hữu Huyền, Tổng Giám đốc Công ty CP Bột giặt hóa chất Đức Giang nhận xét, việc ứng dụng CNTT của ngành Hải quan đã tạo rất nhiều thuận lợi cho cộng đồng DN trong thực hiện thủ tục XNK. “Trước đây tôi cũng từng trực tiếp thực hiện thủ tục hải quan và thấy được so với thời điểm khai báo hải quan qua tờ khai giấy nhiều năm trước, việc thực hiện hải quan điện tử là một cuộc cách mạng của cơ quan Hải quan và mang lại nhiều thuận lợi cho DN”- ông Huyền nói. Còn tại buổi Tọa đàm “Hải quan- Doanh nghiệp: Kết nối – Chia sẻ- Đồng hành” do Tổng cục Hải quan tổ chức cuối tháng 6/2018, đại diện nhiều hiệp hội DN đánh giá cao ứng dụng CNTT và hiện đại hóa của ngành Hải quan. Đại diện Hiệp hội DN Logistics Việt Nam cho rằng, thực hiện thủ tục hải quan điện tử chính là điểm nhấn nổi bật trong công tác hiện đại hóa của ngành Hải quan. Đặc biệt, nhờ Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS nên với khoảng 65% tờ khai luồng Xanh (tương đương hàng triệu tờ khai mỗi năm) thời gian thông quan chỉ mất vài giây. Ngoài ra, Hiệp hội cũng đánh giá cao ứng dụng CNTT liên quan đến thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia… Ông Đào Huy Giám- Tổng thư ký Diễn đàn kinh tế tư nhân nhận định, với khối lượng công việc rất lớn, nhất là số lượng tờ khai trên dưới 10 triệu bộ và hàng trăm triệu tấn hàng hóa XNK/năm, ngành Hải quan đã có nhiều nỗ lực để cải cách, hiện đại hóa, tạo thuận lợi cho cộng đồng DN và đáp ứng yêu cầu quản lý. Từng là tham tán thương mại của Việt Nam ở nhiều nước và là thành viên của đoàn đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam, ông Đào Huy Giám cho rằng, nhờ ứng dụng CNTT hoạt động quản lý của Hải quan Việt Nam ngày càng hiện đại. “Chúng tôi tham gia nhiều đoàn khảo sát của Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam… đối với ngành Thuế, Hải quan. Các đoàn khảo sát đánh giá ngành Hải quan đi đầu về cải cách, hiện đại hóa. Đặc biệt là việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử với tỷ lệ lên đến 99,6% tờ khai hải quan mỗi năm. Nếu cơ quan Hải quan không điện tử hóa thì số lượng CBCC có tăng gấp đôi hiện nay cũng không xử lý hết khối lượng công việc”- ông Nguyễn Văn Thân- Chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ Việt Nam nhận xét. Đáng chú ý, ông Nguyễn Văn Thân cho rằng, việc ứng dụng CNTT còn giúp ngành Hải quan tinh giản được biên chế, góp phần phát hiện nhanh các vụ buôn lậu, trốn thuế… Chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ Việt Nam đề nghị cơ quan Hải quan cần tiếp tục duy trì, phát huy kết quản ứng dụng CNTT để tạo thuận lợi hơn nữa cho cộng đồng DN. Phấn đấu thực hiện nền hành chính điện tử Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, Phó Cục trưởng Cục CNTT và Thông kê hải quan (Tổng cục Hải quan) Lê Đức Thành cho biết: Cùng với việc thực hiện VNACCS/VCIS, Cơ chế một cửa quốc gia; Hệ thống quản lý hải quan tự động..., điểm nổi bật về ứng dụng CNTT từ đầu năm 2018 đến nay là tiếp tục tập trung triển khai nâng cấp các hệ thống CNTT đáp ứng các quy định, quy trình nghiệp vụ đặt ra tại Thông tư 39/2018/TT-BTC và Nghị định 59/2018/NĐ-CP. Đặc biệt, từ ngày 5/6/2018, Ngành đã triển khai chính thức các hệ thống Ecustoms5; hệ thống gia công, sản xuất xuất khẩu. “Cục CNTT và Thống kê hải quan còn chủ động, tích cực đẩy mạnh triển khai mở rộng Hệ thống quản lý hải quan tự động tại cảng, kho, bãi như: Tham mưu trình lãnh đạo Tổng cục Hải quan ban hành Kế hoạch triển khai mở rộng Hệ thống trên phạm vi toàn quốc. Tiếp tục hỗ trợ vận hành Hệ thống tại các đơn vị đã triển khai thí điểm gồm: Cục Hải quan Hải Phòng, Cục Hải quan TP.HCM, Cục Hải quan Bà Rịa -Vũng Tàu và Cục Hải quan Hà Nội”- ông Lê Đức Thành cho biết thêm. Ngoài ra, Cục CNTT và Thống kê hải quan tiếp tục quản lý vận hành các hệ thống CNTT tập trung một cách thường xuyên; hoạt động liên tục, ổn định, thông suốt, an ninh an toàn 24/7, các cảnh báo, sự cố phát sinh trong quá trình hoạt động được giám sát, theo dõi và xử lý kịp thời, đúng quy trình. Đồng thời, triển khai mạnh mẽ về cung cấp dịch vụ công trực tuyến với 170/180 thủ tục tối thiểu mức độ 3 trở lên chiếm hơn 94,4% số lượng thủ tục hành chính toàn Ngành, trong đó, có 161 thủ tục được cung cấp mức độ 4. Theo ông Lê Đức Thành, việc ứng dụng CNTT và triển khai dịch vụ công trực tuyến đã góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về hải quan, đồng thời tạo thuận lợi thương mại cho DN trong hoạt động kinh doanh XNK, công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan hải quan. Theo Tổng cục Hải quan, từ nay đến cuối năm 2018, toàn Ngành tiếp tục xây dựng các hệ thống CNTT đồng bộ, thống nhất với quy trình nghiệp vụ hải quan để thực hiện theo Thông tư 39/2018/TT-BTC; hỗ trợ các đơn vị nghiệp vụ, các cục hải quan địa phương sử dụng, khai thác có hiệu quả hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định nghiệp vụ giai đoạn I. Đồng thời, hoàn thiện hệ thống, đảm bảo hạ tầng kỹ thuật CNTT để triển khai mở rộng Hệ thống quản lý hải quan tự động tại cảng biển, hàng không ra phạm vi toàn quốc. Tổng cục Hải quan cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân và DN, đặc biệt tập trung tuyên truyền về lợi ích của việc triển khai dịch vụ công trực tuyến, khuyến khích việc sử dụng phương tiện điện tử thay thế cho phương thức thủ công để thực hiện thủ tục hành chính; duy trì, hỗ trợ vận hành và đảm bảo kịp thời cung cấp dịch vụ công trực tuyến 24/7. |