【bảng xếp hạng vô địch bóng đá tây ban nha】Cơ hội để sinh viên tham gia mạng lưới sáng tạo kinh doanh toàn cầu

Năm nay,ơhộiđểsinhviênthamgiamạnglướisángtạokinhdoanhtoàncầbảng xếp hạng vô địch bóng đá tây ban nha Trường ĐH Ngoại thương được uỷ quyền triển khai, tiếp nhận các dự án từ Việt Nam và quốc tế tham gia các vòng của cuộc thi toàn cầu này (được tổ chức tại Canada).

Social Business Creation (SBC) là nền tảng đào tạo sáng tạo kinh doanh xã hội thông qua hình thức một cuộc thi toàn cầu do Trường ĐH HEC Montreal Canada (trường ĐH uy tín và hàng đầu Bắc Mỹ và top 30 trường kinh doanh lớn nhất thế giới) tổ chức. Cuộc thi nhận được sự bảo trợ và đồng hành của GS Mohamad Yunus - người đạt giải Nobel Hòa Bình năm 2006.

Từ 2016 đến nay, cuộc thi đã thu hút 290 đội thi với 900 người từ 70 trường đại học của 22 quốc gia trên toàn thế giới.

Sau 2 mùa hợp tác triển khai tại Việt Nam, năm 2021, Trường ĐH Ngoại thương chính thức tham gia mạng lưới đồng tổ chức của SBC trên toàn thế giới và trở thành đơn vị triển khai, tiếp nhận các dự án tại Việt Nam và quốc tế.

Đối tượng của cuộc thi bao gồm các sinh viên, học sinh THPT; các doanh nghiệp đang thực hiện dự án kinh doanh tạo tác động xã hội. Tuy nhiên, mỗi đội thi phải có ít nhất 1 thành viên là sinh viên.

Những người tham gia sẽ học cách tạo ra dự án/mô hình doanh nghiệp có lợi nhuận và tác động xã hội mạnh. Đồng thời, có cơ hội giành được nhiều giải thưởng; học bổng; khóa tập huấn, tham quan doanh nghiệp; trình bày dự án trực tiếp tại Canada và thuyết phục các nhà đầu tư rót vốn; giành được nguồn tài trợ từ Vườn ươm ĐH HEC Montreal Canada (EntrePrism) và Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo của Trường ĐH Ngoại thương (FIIS).

{ keywords}
PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo, công tác sinh viên và hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ về cuộc thi.

PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo, công tác sinh viên và hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Trường ĐH Ngoại thương bày tỏ mong muốn cuộc thi sẽ nhận được nhiều đề xuất ý tưởng sáng tạo từ những bạn trẻ giàu nhiệt huyết, đam mê, dám bước ra khỏi vùng an toàn và thử thách trên quy mô quốc gia và quốc tế. 

Bà Hương cho hay, Trường ĐH Ngoại thương sẽ ưu tiên dành nguồn lực để đồng hành cùng các ý tưởng và dự án thể hiện khát khao của các bạn trẻ cùng các doanh nghiệp.

“Không chỉ là nơi tiếp nhận các ý tưởng và dự án, nhà trường sẽ giúp các nhóm tham gia SBC có cơ hội để nâng cao năng lực, khả năng thu hút các nhà đầu tư và kết nối mạnh mẽ hơn với các bên liên quan trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - mạng lưới mà trường có thế mạnh vượt trội”, bà Hương nói.

Cuộc thi sẽ được tổ chức thành 5 vòng, gồm:  Vòng nộp đơn (từ ngày 8/1 đến 28/2); Vòng 1 (từ tháng 3 đến tháng 4) - Social Innovation; Vòng 2 (từ tháng 5 đến tháng 6) - Business Innovation; Vòng Bán kết (từ tháng 7) - Execution and scale-up; Vòng Chung kết (diễn ra vào tháng 9 tại Montréal, Canada) - Impacts. 

Thanh Hùng

Đào tạo gắn thực tế, sinh viên kiếm tiền từ khi còn trên giảng đường

Đào tạo gắn thực tế, sinh viên kiếm tiền từ khi còn trên giảng đường

Với chương trình đạo tạo theo hướng tăng cường thực hành, trang bị kỹ năng cho sinh viên của Trường ĐH Nông lâm - ĐH Thái Nguyên, nhiều bạn trẻ không chỉ tự tin hơn với kiến thức của mình mà còn có thể kiếm thêm thu nhập.

La liga
上一篇:Luật Doanh nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc sống
下一篇:Bão Doksuri khả năng mạnh lên thành siêu bão đi vào Biển Đông