游客发表
发帖时间:2025-01-11 01:22:20
Áp lực dồn nén
Sau 4 năm đi dạy tại một trường trung học công lập, Chen Jun (quốc tịch Trung Quốc) tăng hơn 20 kg và được chẩn đoán mắc chứng lo âu và trầm cảm.
Ngôi trường mà cô Chen giảng dạy nằm tại quận Côn Minh (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc). Đây là nơi áp dụng mô hình "Hành Thủy", một mô hình giáo dục cực kỳ nghiêm ngặt, thu hút học sinh từ khắp cả nước.
Mỗi ngày, cô Chen phải đến trường trước 7h để giám sát việc đọc sách của học sinh. Mặc dù hôm trước phải làm việc đến tối muộn mới được nghỉ, nữ giáo viên vẫn phải có mặt đúng giờ vào sáng sớm hôm sau. Nếu đi trễ dù chỉ vài phút, cô sẽ phải đối mặt với sự khiển trách gay gắt từ cấp trên. Vậy nên, vào ban ngày, cô lúc nào cũng thấy chán nản, nhiều lúc còn đột nhiên òa khóc.
"Tôi thường đặt 7-8 báo thức trên điện thoại nhưng bản thân vẫn cảm thấy không yên tâm. Tôi thường xuyên xem đồng hồ, kiểm tra điện thoại xem đã đặt báo thức chưa. Khi tôi quá lo lắng, tôi sẽ giật mình tỉnh giấc nhiều lần khi đang ngủ và trở nên hoảng loạn, cảm thấy ngực mình đau nhói", cô Chen thông tin.
Dù đã được bác sĩ kê đơn thuốc, Chen vẫn không thể thoát khỏi cảm giác uể oải, không thể duy trì cuộc sống sinh hoạt bình thường, càng không có khả năng chịu đựng áp lực từ công việc.
Cuối cùng, cô Chen phải ngưng dùng thuốc. Với mức lương 4.000 nhân dân tệ/tháng (tương đương khoảng 14,2 triệu đồng), nữ giáo viên hoàn toàn không có khả năng chi trả các liệu trình điều trị bệnh tâm lý.
Fang Jie, một giáo viên tiểu học với 17 năm kinh nghiệm, cho biết mặc dù học sinh được giảm bài tập về nhà và giờ học thêm, lượng công việc của những giáo viên như cô Fang vẫn không thay đổi.
Ngay trong giờ ăn trưa, họ vẫn phải dành thời gian để giám sát học sinh hay hướng dẫn học sinh làm bài tập trên lớp. Ngoài ra, chương trình giảng dạy ngày càng khó hơn, khiến giáo viên không còn tâm trí nghỉ ngơi. Không những vậy, họ còn phải đối mặt với những yêu cầu vô lý của phụ huynh.
Nhiều giáo viên gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần
Tháng 11/2023, một giáo viên ở Trịnh Châu (tỉnh Hải Nam, Trung Quốc) đã tự tử chỉ sau 3 tháng làm việc. Người nhà của giáo viên này chia sẻ rằng gia đình đã nhiều lần phản ánh đến nhà trường về việc giao cho cô khối lượng công việc lớn nằm ngoài nhiệm vụ giảng dạy như soạn thảo văn bản, xử lý các cuộc thanh tra từ cơ quan quản lý giáo dục.
Trong thư tuyệt mệnh, nữ giáo viên viết: "Khi nào chúng tôi mới được phép tập trung hoàn toàn vào việc giáo dục và nuôi dưỡng học sinh? Một giáo viên không hạnh phúc làm sao có thể đào tạo ra những đứa trẻ tích cực, lạc quan?".
Gần đây, một nghiên cứu khảo sát hơn 550.000 giáo viên từ các trường mầm non, tiểu học, trung học và đại học tại Trung Quốc, cho thấy từ năm 2000 đến năm 2022, 16,1% giáo viên ở nước này gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Cuộc khảo sát cho thấy giáo viên phải gánh vác nhiều trách nhiệm. Ngoài việc kiểm tra nội bộ, đánh giá và điểm danh, họ còn được giao hơn 10 loại công việc khác nhau, chẳng hạn như thu thập dữ liệu cho các sáng kiến chống gian lận và chống tham nhũng.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã triển khai nhiều chính sách nhằm giảm bớt khối lượng công việc và cải thiện sức khỏe tinh thần của giáo viên. Chỉ riêng năm nay, các cơ sở giáo dục tại một số tỉnh ở Trung Quốc đã cố gắng hạn chế giao cho giáo viên những nhiệm vụ nằm ngoài phạm vi giảng dạy.
Trong suốt mùa hè, các thành phố trên khắp tỉnh Hà Nam đã ban hành thông báo hoặc phát động các chiến dịch đặc biệt để đảm bảo giáo viên không được giao quá nhiều việc trong kỳ nghỉ.
Theo www.thinkchina.sg相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接