Mốc lịch sử trên 1.500 điểm Thị trường vô cùng sôi động và nhanh chóng vượt ngưỡng 1.500 điểm trong phiên 25/11 nhờ sự bứt phá của một số cổ phiếu blue-chips,ịtrườngchứngkhoátỷ số lens trong đó có một số mã ngân hàng trụ cột trở lại cuộc đua sau nhiều ngày chịu áp lực chốt lời. Ngưỡng cản tâm lý 1.500 điểm gây ra thách thức rất lớn. Áp lực chốt lời tăng mạnh ở ngưỡng này. Tuy nhiên, dòng tiền cuồn chảy đã giúp VN-Index lần đầu tiên trong lịch sử hơn 20 năm vượt qua mức 1.500 điểm và không quá khó khăn để giữ được cột mốc này đến khi đóng cửa. Tâm điểm của thị trường trong phiên lập kỷ lục lịch sử là sự bứt phá của cổ phiếu Vietcombank (VCB). Cổ phiếu này tăng mạnh 2,3% sau nhiều tháng lình xình. VCB tăng đúng lúc một số cổ phiếu trụ giao dịch yếu và các mã ngân hàng phân hóa. Một điểm đáng chú ý khác của thị trường trong phiên lập kỷ lục 1.500 điểm là sự trở lại của dòng tiền vào nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Nhóm này giao dịch mạnh trở lại, nhất là ở nhóm midcap. Chỉ số nhóm này tăng 1,71% với đa số mã tăng giá. Các mã bất động sản tầm trung tăng vọt như DIG, Gelex, TCH, Itaco (tăng trần). Đất Xanh (DXG) và Sacomreal ở mức cao. Thị trường cổ phiếu lên một mặt bằng cao mới và trở thành một kênh đầu tư thu hút sự quan tâm của nhiều người. Số lượng tài khoản mở mới tiếp tục gia tăng mạnh. Chỉ trong 10 tháng, tổng số tài khoản mở mới tại thị trường Việt Nam lên tới gần 1,1 triệu tài khoản, gấp gần 3 lần con số của năm 2020.
Thanh khoản trên thị trường cũng tăng vọt, từ mức khoảng 5 nghìn tỷ đồng/phiên trong những tháng đầu 2020, lên mức 15 nghìn tỷ đồng/phiên cuối 2020 và đạt 20-25 nghìn tỷ đồng trong nửa đầu 2021. Trong 3 tuần đầu tháng 11, bình quân giao dịch đạt gần 40 nghìn tỷ đồng. Kỷ lục cao nhất đạt hơn 56 nghìn tỷ đồng (khoảng 2,5 tỷ USD) trong phiên 19/11. Trong 9 tháng đầu năm, thị trường chứng khoán đã huy động cho nền kinh tế khoảng 292.100 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Với việc thị trường liên tục thiết lập kỷ lục thanh khoản mới, các công ty chứng khoán là nhóm được kỳ vọng hưởng lợi từ việc giao dịch sôi động. Chốt phiên chiều 25/11, chỉ số VN-Index tăng 11,94 điểm lên 1.500,81 điểm. HNX-Index tăng 4,09 điểm lên 459,678 điểm. Thanh khoản đạt 36,9 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn. Riêng sàn HOSE đạt hơn 31,8 nghìn tỷ đồng. Chờ đợi bơm tiền Nhiều chuyên gia chứng khoán đánh giá tâm lý nhà đầu tư đang rất lạc quan sau khi VN-Index liên tục tăng điểm và đặc biệt là thành công trong việc chinh phục ngưỡng cản tâm lý quan trọng 1.500 điểm trong phiên 25/11. Đại diện MBS cho rằng, thanh khoản thị trường chứng khoán đang cao kỷ lục, mức tăng giá cũng rất mạnh, dòng tiền liên tục luân chuyển giữa các dòng cổ phiếu với tốc độ nhanh. Điều này cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang lạc quan, hưng phấn với thị trường. Giới quan sát thị trường cho rằng, các giải pháp hồi phục kinh tế cũng mang đến sự lạc quan cho các nhà đầu tư. Theo đó, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã hoàn thành dự thảo đề án chương trình phục hồi và phát triển kinh tế giai đoạn 2022-2023 với đề xuất 5 nhóm giải pháp và trình Chính phủ cho ý kiến. Dự kiến kỳ họp chuyên đề tháng 12 của quốc hội sẽ bàn về cơ chế, chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ kịp thời cho việc triển khai chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Trước đó, thị trường cũng đã hưng phấn với những thông tin ban đầu về ước tính 800 nghìn tỷ đồng gói kích thích phục hồi kinh tế giai đoạn 2022-2023. Theo những đề xuất ban đầu, chương tình bao gồm 4 chương trình thành phần, gồm: Chương trình tổng thể mở cửa nền kinh tế gắn với phòng, chống dịch bệnh COVID-19; Chương trình an sinh xã hội và việc làm; Chương trình phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển. Dự kiến nguồn lực thực hiện chương trình khoảng 800.000 tỉ đồng (tương đương 35 tỉ USD). Thị trường chứng khoán cũng được hỗ trợ khi mà áp lực bán lên nhóm cổ phiếu ngân hàng suy giảm. Nhóm cổ phiếu này đang phân hóa nhưng theo xu hướng quay đầu tăng trở lại. Theo BSC, chất lượng tài sản ngân hàng giảm nhưng trong tầm kiểm soát. Với chính sách kiểm duyệt tín dụng chặt và tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao, các ngân hàng có thể quản lý chất lượng tài sản tốt. BSC cho rằng sẽ có nhiều ngân hàng sẽ hoàn thành vượt chỉ tiêu về lợi nhuận trong năm 2021. Pyn Elite Fund thậm chí dự báo VN-Index sẽ cán mốc 2.500 điểm vào năm 2024, tương đương với P/E dự phóng vào khoảng 16,5 lần. Pyn Elite Fund cho rằng, việc dự trữ ngoại hối Việt Nam tăng mạnh, cùng lợi suất trái phiếu Chính phủ hiện chỉ quanh ngưỡng 2% và có thể dao động từ 3-4% trong những năm tới cho phép quỹ có những dự báo lạc quan hơn về thị trường chứng khoán. Theo Pyn Elite Fund cũng lưu ý về những kỳ vọng về gói kích thích kinh tế mạnh mẽ trong giai đoạn 2022-2024 sẽ giúp nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân Việt Nam tăng trưởng mạnh. Tín dụng ngân hàng được dự báo tăng, trong khi kiều hối vẫn cao vượt trội. Đây là những động lực lớn cho thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, rủi ro cũng đã hiện hữu. Nhiều cổ phiếu tăng giá mạnh và lên đỉnh lịch sử, qua đó khiến các chỉ số tài chính trở xấu đi. Khối ngoại tiếp tục bán ròng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bán gần nghìn tỷ đồng, tập trung xả mạnh nhiều cổ phiếu tốt nhưng tăng mạnh trong thời gian qua như Tập đoàn Hòa Phát (HPG) và VPBank. Nguy cơ lạm phát cao trên thế giới có thể khiến các nước trong đó có Việt Nam tính dần các biện pháp thắt chặt tiền tệ. Dòng tiền một khi bị thắt chặt có thể kéo thị trường chứng khoán xuống sâu. Trên thị trường có nhiều mã có dấu hiệu tăng nóng, tăng 5-7 lần, thậm chí cả chục lần nhưng kết quả kinh doanh yếu kém. Áp lực bán tháo có thể khiến nhiều nhà đầu tư rơi vào tình trạng thua lỗ nặng. Nhiều doanh nghiệp cũng đối mặt với khó khăn do thiếu hụt lao động hậu đại dịch Covid-19 khi mà người lao động rời bỏ các thành phố về quê. Thế giới cũng đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng, trong đó có cuộc khủng hoảng năng lượng. Đại dịch Covid diễn biến phức tạp. Các quốc gia châu Âu đang phải ứng phó số ca Covid-19 tăng và nhiều nước có thể phải đưa ra quyết định phong tỏa toàn quốc. M. Hà Kỷ lục 2,4 tỷ USD/phiên: Cảnh báo khi ai cũng say lãi chứng khoánSố tiền đổ vào chứng khoán lập kỷ lục mới, đạt 56,3 nghìn tỷ đồng (2,4 tỷ USD) vượt xa kỷ lục cũ 52 nghìn tỷ đồng. Dòng tiền đổ vào không ngừng và tăng mạnh kể cả khi thị trường giảm. |