Tại họp báo Chính phủ chiều nay,ộGiáodụcsẽsửathôngtưđưadạythêmlàngànhkinhdoanhcóđiềukiệnhận định bóng đá anh đêm nay báo chí đã đặt câu hỏi với đại diện Bộ GD-ĐT về đề xuất đưa học thêm, dạy thêmvào ngành nghề kinh doanh có điều kiện vì đa số giáo viên dạy thêm hiện nay nhỏ lẻ.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, đề xuất này không mới, trước kia Luật Đầu tư có quy định đây là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Năm 2012, Bộ GD-ĐT cũng có ban hành thông tư quy định về việc này.
“Sau đó, Luật Đầu tư bỏ dạy thêm khỏi danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên Bộ đã bỏ một số điều của thông tư này”, ông Sơn giải thích.
Theo Thứ trưởng GD-ĐT, đa số giáo viên dạy thêm hiện nay theo phương thức nhỏ lẻ. Giáo viên tham gia vào dạy thêm theo 3, 4 hình thức. Đó là thầy cô dạy nhỏ lẻ, dạy học sinh lớp khác, gia sư, dạy học do phụ huynh nhờ; thầy cô tham gia dạy thêm ở các trung tâm và tự thầy cô tổ chức trung tâm đó.
Ngoài ra còn có hình thức mới là dạy trực tuyến, một số thầy cô tổ chức một mình, có thêm đồng nghiệp tham gia, quy mô lớn.
“Việc dạy thêm học thêm không thể cấm, bởi không có văn bản nào cấm. Nhưng nhiều vấn đề đặt ra dư luận, phụ huynh học sinh quan tâm như con mình học ở đâu, thế nào, học phí ra sao; địa phương quan tâm nội dung thế nào. Dạy thêm là hoạt động kinh doanh thì liên quan điều kiện và trách nhiệm”, ông Sơn nêu quan điểm.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, việc đưa vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện là cần thiết để bộ ngành, địa phương quản lý được, đảm bảo chất lượng, quyền lợi của người học cũng như đảm bảo quyền lợi thầy cô.
“Chúng tôi sẽ đề nghị sửa Luật Đầu tư theo hướng đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Từ đó mới quy định cụ thể thời gian dạy thêm, khi nào được dạy thêm. Chúng ta không thể cứ nói là nhỏ lẻ, bởi dạy trên mạng thì không nhỏ lẻ và nhỏ lẻ cũng phải quản lý”, ông Sơn nhấn mạnh.