【bda anh】Phát triển năng lượng tái tạo để tạo ra một hệ thống năng lượng bền vững

 人参与 | 时间:2025-01-26 22:03:53

Đây là khuyến khị của Nhóm công tác (NCT) Điện và Năng lượng,áttriểnnănglượngtáitạođểtạoramộthệthốngnănglượngbềnvữbda anh Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) đưa ra trong báo cáo “Kế hoạch năng lượng sản xuất tại Việt Nam (Phiên bản 2.0)”. Lễ công bố báo cáo được VBF tổ chức ngày 27/2, tại Hà Nội.

Nhiều hệ lụy từ phát triển nhiệt điện than

Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến năm 2030 (còn gọi là Quy hoạch điện VII điều chỉnh) dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm về nhu cầu điện của Việt Nam trong khoảng 8,0 - 8,7% mỗi năm. Để đáp ứng nhu cầu dự báo, công suất phát điện của hệ thống đã được lên kế hoạch tăng lên 60.000 MW vào năm 2020 và 129.500 MW vào năm 2030.

Khi công suất phát điện tăng lên, cấu trúc của các nguồn năng lượng trong hệ thống dự kiến sẽ thay đổi đáng kể. Theo đó, tỷ lệ thủy điện trong hệ thống năng lượng dự kiến sẽ giảm từ 38% (năm 2015) xuống 17% (năm 2030) và khí đốt tự nhiên từ 21% (năm 2015) xuống còn 15% (năm 2030). Trong khi đó, công suất sản xuất than dự kiến sẽ tăng từ 33% (năm 2015) lên 43% (năm 2030), tương đương với sự gia tăng của 40 nhà máy nhiệt điện than. Tổng nhu cầu vốn cho các khoản đầu tư này ước tính khoảng 9,8 tỷ USD mỗi năm, trong đó phần lớn tập trung vào phát triển điện than.

Theo các chuyên gia thuộc NCT Điện và Năng lượng VBF, nếu tiếp tục thực hiện Quy hoạch điện VII, đó là phát triển năng lượng dựa chủ yếu vào nguồn than đá (phát triển nhiệt điện than) sẽ gây ra rất nhiều rủi ro về tài chính, an ninh năng lượng, môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Cụ thể, ông John Rockhold – Trưởng NCT Điện và Năng lượng VBF cho biết, các quan ngại này có liên quan đến nhu cầu cần nhập khẩu than đá ngày càng tăng, khi gia tăng sự phụ thuộc vào nhập khẩu than và nhu cầu nhập khẩu năng lượng từ các nước láng giềng sẽ dẫn đến suy giảm an ninh năng lượng cho Việt Nam.

Năng lượng
Họp báo công bố Báo cáo Kế hoạch năng lượng sản xuất tại Việt Nam. Ảnh: D.T

Bên cạnh đó, việc xây mới các nhà máy nhiệt điện than theo kế hoạch trong Quy hoạch điện VII sẽ tiếp tục góp phần làm trầm trọng thêm các vấn đề môi trường và sức khoẻ cộng đồng liên quan đến chất lượng không khí kém, hoạt động phát thải qua ống khói nhà máy, phát tán tro bay, hồ bùn than và vị trí xây dựng các nhà máy điện.

Kể từ khi Quy hoạch điện VII được phê duyệt, đứng trước các nguy cơ về môi trường và sức khỏe cộng đồng, một số tỉnh của Việt Nam đã từ chối các nhà máy nhiệt điện than và các công trình cảng than mới.

Mặt khác, tương lai của các nhà máy nhiệt điện than trên toàn cầu đang bị đe dọa nghiêm trọng do các lo ngại liên quan đến hạn chế phát thải khí nhà kính và nguy cơ về tài sản bị mất giá. Với cả hai lý do trên, số lượng các định chế tài chính sẵn lòng đầu tư vào nhà máy nhiệt điện than sẽ giảm.

Ngoài ra, việc phát triển năng lượng chủ yếu dựa vào than đá đi ngược lại xu hướng phát triển các nền kinh tế carbon thấp của thế giới, trái với cam kết quốc gia giảm phát thải khí carbon của Việt Nam, cũng như nhu cầu hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững doanh nghiệp của ngành điện…

Cần đẩy mạnh phát triển NLTT

Theo các chuyên gia của VBF, các công nghệ sản xuất NLTT đang nhanh chóng thay thế nhiên liệu hóa thạch với vai trò là nguồn năng lượng tương lai. Công nghệ sản xuất năng lượng mặt trời, gió, sinh khối và ắc quy hiện là những phương án lựa chọn với chi phí tối ưu cho nhiều thị trường năng lượng. Đi ngược lại với những xu thế này, Quy hoạch điện VII chưa đưa ra một lộ trình rõ ràng cho việc phát triển các nguồn NLTT, cũng như đưa ra rất ít ưu đãi thúc đẩy phát triển NLTT tại Việt Nam.

“Trên thực tế, Quy hoạch điện VII đánh giá thấp sự quan tâm của các nhà đầu tư vào năng lượng mặt trời, năng lượng gió và sinh khối so với than. Kết quả là hàng loạt dự án NLTT vẫn đang chờ phê duyệt, trong khi chiến lược phát triển nhiệt điện than chưa thể thu hút đầu tư. Cuối cùng, hiệu quả năng lượng – yếu tố có thể giảm đáng kể nhu cầu xây dựng nhà máy mới nhưng chỉ đóng vai trò nhỏ trong Quy hoạch điện VII” – ông John Rockhold nhấn mạnh.

Từ thực tế trên, NCT Điện và Năng lượng VBF cho rằng, kế hoạch phát triển nhiệt điện than theo Quy hoạch điện VII cần thay bằng lộ trình phát triển chú trọng sử dụng NLTT. Bởi, đẩy mạnh phát triển NLTT không chỉ cung cấp cho Việt Nam công cụ đáp ứng nhu cầu năng lượng, mà còn giúp Việt Nam phát triển được ngành năng lượng an toàn, giá cả phải chăng và có hàm lượng carbon thấp, để thực hiện các mục tiêu môi trường và xã hội của đất nước.

Đưa ra các khuyến nghị cụ thể, theo các chuyên gia của VBF, trước hết, cần khuyến khích các chuyên gia năng lượng trong khu vực tư nhân tham gia hỗ trợ xây dựng Tổng sơ đồ điện VIII, trong đó đặc biệt ưu tiên phát triển NLTT, khí, pin lưu trữ và sử dụng hiệu quả năng lượng.

Bên cạnh đó, cần xây dựng các cơ chế và các ưu đãi để khuyến khích nhà đầu tư tư nhân phát triển các dự án NLTT có quy mô lớn và nhỏ, chẳng hạn như điện mặt trời áp mái, pin lưu trữ, trang trại điện mặt trời, điện gió ngoài khơi và trên bờ, điện sinh khối…, đồng thời, đơn giản hoá quy trình phê duyệt dự án trong khi vẫn duy trì các hệ thống điện an toàn.

Mặt khác, cần đánh giá nhu cầu cấp thiết về phát triển hệ thống lưới truyền tải và cách thức phát triển hạ tầng lưới điện có chi phí thấp nhất, nhằm hỗ trợ cho lượng điện NLTT và nguồn điện truyền tải gia tăng.

Ngoài ra, cần chuẩn hóa Hợp đồng mua bán điện trực tiếp (DPPA) và Hợp đồng mua bán điện (PPA) thành hợp đồng có khả năng được chấp nhận cấp vốn quốc tế, được sử dụng toàn cầu cũng như tại các nước ASEAN…./.

Diệu Thiện

顶: 3踩: 246