【bảng xếp bóng đá anh】Ấn tượng vở diễn “Nợ nước non” tại Bình Phước

作者:Cúp C1 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-11 05:06:37 评论数:

Nhắc đến Triệu Trung Kiên những ai trong lĩnh vực sân khấu đã ấn tượng với phong cách dàn dựng của anh. Anh luôn tìm tòi để đổi mới cải lương sao cho phù hợp với nhu cầu thưởng thức của giới trẻ đồng thời giữ lại nét tinh hoa của cải lương. Sự đổi mới của anh là sự tiếp thu tinh hoa các loại hình nghệ thuật khác để đưa vào tác phẩm sân khấu; kết hợp sân khấu đương đại và truyền thống. 

Đối với “Nợ nước non” anh đã làm thay đổi quan niệm về cải lương và chinh phục được những khán giả chưa từng yêu mến cải lương. Đa phần mọi người cho rằng cải lương xuất phát từ miền Nam và chỉ có người miền Nam hát cải lương ngọt ngào,ẤntượngvởdiễnldquoNợnướcnonrdquotạiBigravenhPhướbảng xếp bóng đá anh thu hút. Họ băn khoăn khi nghĩ đến nghệ sĩ miền Bắc hát cải lương. Nhưng sau khi xem xong “Nợ nước non” họ đã có cái nhìn mới về cải lương và cảm tâm đắc khi nghe nghệ sĩ miền Bắc hát cải lương vẫn không kém ngọt ngào như nghệ sĩ miền Nam.

Nghệ sĩ ưu tú Mạnh Hùng (vai Nguyễn Sinh Sắc) và nghệ sĩ Như Quỳnh (vai Hoàng Thị Loan) trong vở “Nợ nước non”

Cái hay của ê-kip là đo ni đóng giày cho từng diễn viên và biết cân đong đo đếm khi sử dụng các thể loại âm nhạc để phù hợp với năng lực, sở trường của từng diễn viên, phù hợp với từng phân cảnh. Nếu đơn thuần một vở cải lương truyền thống, thoại và lời ca là những bài bản của sân khấu cải lương, bản vọng cổ, đồng thời thêm vào đó là những ca khúc mà đạo diễn sử dụng vào từng phân cảnh. Còn ở đây, đạo diễn đã tận dụng thế mạnh của các làn điệu dân ca và đưa vào một cách hợp lí, thuyết phục. Bởi kể về cuộc đời của Bác từ lúc sinh ra tại quê hương Nghệ An thì không thể không có dân ca ví, giặm xứ Nghệ, những năm tháng Bác sinh sống tại Huế thì không thể không có ca Huế, và không gian tại Sài Gòn thời ấy khi Bác đặt chân đến thì không thể không có dân ca Nam bộ.

Các thể loại dân ca đó đã được các tác giả, đạo diễn đặt để một cách hợp lý với “liều lượng” vừa phải để khán giả không quá “ngợp” và đủ để cảm nhận cái hay của thể loại dân ca đó. Đương nhiên, đây là một vở cải lương thì không thể không có những bài bản của sân khấu cải lương và bản vọng cổ.

Từ tiểu thuyết của PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, soạn giả Hoàng Song Việt đã chuyển thể cải lương phù hợp cho từng nhân vật, từng phân đoạn. Việc đặt các bài bản phù hợp đã mang lại hiệu ứng tốt của vở diễn. Đặc biệt cảnh Nguyễn Tất Thành gặp lại Lê Thị Huệ đã gây xúc động và tạo ấn tượng đẹp đối với người xem. Với phần thoại, phi vân điệp khúc, vọng cổ, lý giao duyên, hai nghệ sĩ Nguyễn Minh Hải và Ngân Hà đã chinh phục được khán giả chưa từng xem nghệ sĩ miền Bắc hát cải lương.

Nghệ sĩ Ngân Hà (vai Lê Thị Huệ) và nghệ sĩ Nguyễn Minh Hải (vai Nguyễn Tất Thành) trong vở “Nợ nước non”

Kể về cuộc đời của Bác từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành, ê-kip không theo cách truyền thống, trình tự thời gian mà đan xen giữa hiện tại và quá khứ. Đó là cách để cho khán giả không nhàm chán mà luôn thay đổi cảm xúc theo những gì diễn ra trên sân khấu. 

Nhắc đến cải lương, đa phần người ta sẽ nghĩ đến những vở cổ trang với ông hoàng bà chúa, khi nghe đến cải lương về Bác Hồ thì họ nghĩ sẽ khô khan và khó thưởng thức. Nhưng sau khi xem “Nợ nước non” họ sẽ cảm thấy lịch sử không quá khô khan với những sự kiện, ngày tháng mà ẩn chứa trong những sự kiện đó là những trăn trở, là những câu chuyện đáng tìm hiểu và ghi nhớ. Có lẽ, đây là nguồn tư liệu đáng quý để cho tất cả các cán bộ, đảng viên học tập, tìm hiểu về tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bằng tác phẩm nghệ thuật đan xen với những buổi nói chuyện chuyên đề, xem phim tư liệu như từ trước.

Anh Lê Thanh Vũ, một khán giả tại thành phố Đồng Xoài chia sẻ: “Ban đầu tôi nghĩ rằng một vở cải lương đã kén khán giả mà cải lương về Bác sợ quá khô khan. Nhưng khi xem xong tôi vô cùng ấn tượng. Ấn tượng bởi cách dàn dựng, dẫn chuyện xúc tích, rành mạnh. Phần ca và diễn hài hòa, đặc phần ca cải lương đủ để người xem cảm nhận cái hay chứ không quá thừa và không thiếu”.

Thế mạnh của Nhà hát Cải lương Việt Nam là những vở cải lương về đề tài lịch sử. Đây là một đề tài khó và càng khó hơn khi tiếp cận khán giả trẻ, nhưng với cách dàn dựng của Triệu Trung Kiên đã thật sự chinh phục khán giả trẻ và chinh phục giới chuyên môn với những thành công trong thời gian vừa qua. Và với “Nợ nước non” là một thử thách lớn khi đã có rất nhiều tác phẩm sân khấu về cuộc đời của Bác đã trình diễn, lần này “Nợ nước non” đã không làm giới chuyên môn, khán giả gần xa thất vọng, thậm chí là đã tìm thêm cho mình đối tượng khán giả mới.

Vở diễn “Nợ nước non” đã được công diễn lần đầu tiên vào tối ngày 19-5 tại Hà Nội. Từ ngày 25-7 đến 1-8,  vở công diễn tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bình Phước, Long An, Đồng Nai, Bình Thuận. Đây là phần 1 trong bộ sử thi 3 phần “Nước non vạn dặm” cũng là tiểu thuyết cùng tên của PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ.

Vở được soạn giả Hoàng Song Việt chuyển thể cải lương, chuyển thể dân ca Nghệ - Tĩnh do thạc sĩ - nghệ sĩ Lê Thanh Phong đảm nhận, với sự dàn dựng của TS.NSND Triệu Trung Kiên.

Ở hai tập tiếp theo của bộ tiểu thuyết và phần hai, phần ba của tác phẩm sân khấu cùng tên “Nước non vạn dặm” sẽ ra mắt công chúng năm 2023, 2024 (dự kiến tên gọi là “Lênh đênh bốn biển” “Người về”), tác giả sẽ khắc họa, lý giải, ngợi ca con đường bôn ba cứu nước của Văn Ba - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ở nước ngoài và những năm tháng Người về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Nghệ sĩ Nguyễn Minh Hải (vai Nguyễn Tất Thành) trong vở “Nợ nước non”

“Là một nghệ sĩ đã từng đóng nhiều vai trong các vở cải lương đề tài lịch sử nhưng lần này, với vai diễn Chủ tịch Hồ Chí Minh tôi cảm thấy vinh dự nhưng cũng đầy áp lực. Tôi không ngừng nghiên cứu kịch bản, nghiên cứu tư liệu về Bác và nhận được sự hỗ trợ đặc biệt của ê-kip mà tôi và con trai tôi đã hoàn thành vai diễn của mình”, nghệ sĩ Nguyễn Minh Hải chia sẻ.

最近更新