Phát biểu tại hội nghị,ậphuấncôngtácthôngtinđốingoạivànhânquyềnnăbảng xếp hạng bóng đá asiad 2023 ông Bùi Đức Hinh, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình cho biết, trong những năm qua, tỉnh thực hiện các giải pháp nâng cao nhận thức, trách nhiệm, đổi mới nội dung để tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động của các đơn vị trong công tác thông tin đối ngoại.
“Các hoạt động thông tin đối ngoại luôn bám sát định hướng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, đồng thời bám sát chủ trương, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh…”, ông Bùi Đức Hinh chia sẻ.
Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Hòa Bình đã chủ động trong công tác tham mưu cho chính quyền các cấp triển khai chính sách, pháp luật về bảo đảm, thúc đẩy quyền con người; Đẩy mạnh công tác truyền thông đối nội và đối ngoại, phủ xanh thông tin tích cực về thành tựu bảo đảm quyền con người, đặc biệt là tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các nền tảng mạng xã hội.
Theo ông Đinh Tiến Dũng, Phó cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin & Truyền thông), thời gian qua, công tác thông tin đối ngoại tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao vị thế, uy tín, hình ảnh của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
Ông Dũng cũng dành thời gian chia sẻ những điểm mới trong Chương trình hành động của Chính phủ đến năm 2030 thực hiện Kết luận số 57-KL/TW ngày 15/6/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới.
Chương trình hành động được xây dựng theo hướng tiếp cận, đổi mới cách làm thông tin đối ngoại nhằm triển khai các nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.
Cụ thể, coi việc triển khai thực hiện công tác thông tin đối ngoại là nhiệm vụ chính trị, là trách nhiệm của người đứng đầu các bộ ngành, địa phương và các cơ quan liên quan.
Xác định rõ vai trò chủ trì trong công tác thông tin đối ngoại, chú ý phân vai, phân nhiệm rõ, tránh chồng chéo, phát huy vai trò chủ trì để dẫn dắt, điều phối và đánh giá hiệu quả thông tin đối ngoại.
Đồng bộ, nhất quán từ Trung ương đến địa phương về cách làm, về phương tiện và nền tảng sử dụng trong công tác thông tin đối ngoại. Đổi mới tư duy, cách làm thông tin đối ngoại theo hướng đo được hiệu quả rõ ràng hơn.
Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Xuân Thủy, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá, sau một năm triển khai Kết luận số 57-KL/TW của Bộ Chính trị, các tỉnh thành đã nghiêm túc tổ chức thực hiện một cách đồng bộ các nội dung của kết luận, đặc biệt là 5 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm theo đúng phương châm “Chủ động, đồng bộ, kịp thời, sáng tạo, hiệu quả”.
Tuy nhiên, thông qua các báo cáo và khuyến nghị, đề xuất của các tỉnh thành, ông cho rằng, công tác thông tin đối ngoại nói chung và hoạt động của các ban chỉ đạo nói riêng còn một số hạn chế, cần khắc phục trong thời gian tới.
Theo ông, chúng ta đang ở giai đoạn quan trọng chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị Ban chỉ đạo các tỉnh, thành nâng cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong Kết luận số 57-KL/TW.
Quán triệt sâu sắc, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại, bảo đảm và thúc đẩy nhân quyền, đẩy mạnh thông tin đối ngoại về tình hình nhân quyền Việt Nam nhằm nâng cao hình ảnh, vị thế của đất nước.
Đồng thời, rà soát, kiện toàn và nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại từ Trung ương đến cơ sở; tiếp tục chú trọng xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại.