【soi kèo tokyo verdy】Cảm phục “Cây chổi bạc” toàn quốc
Chị Trần Thị Huệ đoạt giải "Cây chổi bạc"
Không ngại khổ
6h sáng 16/10,ảmphụcCâychổibạctoànquốsoi kèo tokyo verdy nữ “thủ lĩnh” Trần Thị Huệ và các thành viên trong tổ đã có mặt tại chợ đầu mối Phú Hậu. Nhìn bãi rác ngổn ngang với xác động vật, nệm, bàn ghế hư đến rau củ quả thối, bao bì ni lông… trôi lẫn trong nước lũ, chị Huệ quyết định không làm riêng theo địa bàn phân công mà tập trung làm cuốn chiếu. "Ba người 1 xe, 2 người 2 bên bốc nhặt rác bỏ lên xe chở về tập kết, nước rút đến đâu dọn sạch đến đó", chị Huệ vừa dứt lời, mọi người bắt tay ngay vào việc. Trước khi thu dọn rác, các thành viên không quên sửa lại chổi, kiểm tra bánh xe.
Chị Huệ chọn điểm vừa nhiều rác, vừa nước ngập cao nhất. Chưa đầy 15 phút, một xe đã chất đầy rác. Các chị đi đến đâu, đường phố sạch đẹp đến đó. “Với lượng rác như thế này, nếu không tăng ca làm ngày, làm đêm thì mất cả tuần mới dọn sạch được, ô nhiễm lắm. Vì vậy, chúng tôi quyết tăng ca, nỗ lực hoàn thành trong vài ngày tới”, chị Huệ nói.
Nhà chị Huệ ở Phú Thượng (Phú Vang). Địa bàn tổ chị phụ trách gồm 3 phường: Phú Hậu, Phú Hiệp, Phú Cát (TP. Huế). Những ngày ngập lụt, nhiều anh em ở tổ nhà xa không đi được, nữ tổ trưởng vẫn lần theo tuyến đường có thể đẩy xe được, thay các thành viên đảm nhận công việc.
Dưới cánh tay chắc khỏe của nữ tổ trưởng, những tấm chăn, chiếu rách ngấm nước lụt nặng trĩu được chị nhanh gọn vứt lên thùng xe. “Nghề quét dọn vệ sinh môi trường giúp tôi luyện cơ bắp chắc khỏe”, chị chia sẻ.
Vượt qua nghịch cảnh
Chị Huệ thu hút người đối diện với làn da đen rắn, khỏe khoắn so với tuổi 52 của mình. Đôi mắt của "nữ chiến binh rác" bỗng chùng lại khi nhớ về quãng thời gian 15 năm trước. Lúc đó, chị là một phụ nữ nội trợ chân yếu tay mềm, chỉ quanh quẩn bếp núc. Kinh tế trụ cột trong nhà đều một tay chồng chị gánh vác. Cuộc sống đang êm ấm thì không may chồng chị lâm bệnh nặng và qua đời, để lại người vợ không việc làm với 4 đứa con nhỏ. Lúc đó, chị nghĩ mình sẽ ngã qụy mất, nhưng may mắn được nhận vào làm công nhân tại Công ty cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế. Chị bén duyên với nghề từ đó.
Chị Huệ nhớ lại: "Phải đẩy xe rác rong ruổi khắp các con đường, thường xuyên ngửi mùi hôi thối, nên thời gian đầu đi làm, tôi lúc nào cũng trong cảnh nước mắt chan mồ hôi".
Nhưng rồi, chính cái nghề vất vả, nặng nhọc đó lại giúp chị có việc làm ổn định, có thu nhập để lo cho các con, chị lại thấy mình may mắn. Thực tế đó giúp chị có thêm động lực, yêu thích dần với công việc. Chị không nề hà với bất cứ loại rác nào, chăm chỉ làm bằng tất cả tâm huyết, quyết tâm trả lại mặt bằng sạch, đẹp nhất có thể sau khi xe rác đi qua. Về nỗi buồn, chị kể, có những hộ dân không đổ rác đúng nơi quy định, không đổ rác đúng giờ, có người còn đứng từ tầng cao vứt rác xuống khi xe rác đến, có khi suýt đụng đầu người thu gom. Nhưng chị lại vui bởi nhiều người dân đến giờ xe rác của chị đi qua, họ lại rót nước ra mời, có người còn mời vào nhà chơi, động viên.
Không chỉ chuyên tâm vào công việc chuyên môn, chị Trần Thị Huệ còn biết quan tâm đến đồng nghiệp. Thấy anh Hồ Văn Hùng có hoàn cảnh khó khăn, vợ ốm đau và đã qua đời, một mình anh nuôi con, chị Huệ quyên góp và vận động chia sẻ, động viên bố con anh. Hay khi biết vợ chồng anh Hồ Viết Quảng ở huyện lên Huế thuê nhà trọ ở để đi làm, chị Huệ lại kêu gọi đồng nghiệp chung tay cho anh Quảng mượn tiền mua đất, rồi viết đơn xin “Mái ấm Công đoàn” để vợ chồng anh được an cư.
Nữ tổ trưởng trách nhiệm
Với tinh thần trách nhiệm vì công việc, cũng như với đồng nghiệp, 2 năm sau, chị được bầu làm tổ trưởng công đoàn và năm 2014 chị được lãnh đạo tin tưởng giao nhiệm vụ làm tổ trưởng.
Đảm nhận thêm vai trò mới, chị Huệ thêm trách nhiệm. Ngoài công việc chính là thu gom rác, chị quản lý, kiểm tra, đôn đốc để 20 thành viên trong tổ ai cũng làm việc theo tinh thần trách nhiệm cao nhất. Sau khi hết ca làm, chị chạy quanh tất cả các tuyến đường do các thành viên đảm nhận kiểm tra rồi mới yên tâm ra về.
Với đặc thù làm từ 16h chiều đến 1h sáng, trong lúc nhiều thành viên lại ở xa, lo cho sự an toàn của đồng nghiệp, chị quán triệt cho toàn bộ thành viên về đến nhà sau ca làm đều phải nhắn tin để chị yên tâm. Quan trọng hơn, nữ tổ trưởng luôn gương mẫu, những địa bàn chị phụ trách luôn không để rác ùn ứ, luôn sạch đẹp.
Với những nỗ lực của mình, chị Trần Thị Huệ đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng cao quý. Năm 2017, tại giải thưởng "Cây chổi vàng" lần thứ nhất, do Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức nhằm tôn vinh những nữ lao động trực tiếp tham gia công việc quét rác, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, chị Trần Thị Huệ vinh dự được nhận giải Bạc. Chị cũng từng được tham gia buổi gặp gỡ và đối thoại với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Với chị, thành tích đó là sự động viên. “Đằng sau những đêm không ngủ, những năm không biết đêm giao thừa ngày Tết ở nhà như thế nào là chúng tôi đã mang đến một bộ mặt thành phố xanh, sạch, đẹp và môi trường trong lành sau bão,lũ. Hơn hết, chính công việc này đã giúp tôi có điều kiện nuôi con ăn học nên người”, chị Huệ chia sẻ.
Thương mẹ vất vả, các con chị Huệ đều chăm ngoan, học giỏi, đã có 3 người tốt nghiệp đại học và một người đang là sinh viên năm 3. Trong đó, con trai nhì của chị Huệ đang là giảng viên Trường đại học Kinh tế Huế và vừa nhận được học bổng nghiên cứu sinh tại Australia.
Ông Trần Trung Khánh, Phó Tổng Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế nhận xét: “Chị Trần Thị Huệ là điển hình cho phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà. Với vai trò là tổ trưởng, chị đã chủ động học hỏi, tìm tòi, trang bị thêm kỹ năng, kinh nghiệm trong thu gom và quét rác đường phố, kịp thời phân bổ các mạng lưới vệ sinh để giao khoán cho công nhân phù hợp, mang lại hiệu quả tốt nhất”.
Bài, ảnh: TUẤN KHOA