【lịch thi đấu bong đá】Tập trung phát triển tài chính điện tử, hướng tới tài chính số
Những dấu mốc quan trọng
Theậptrungpháttriểntàichínhđiệntửhướngtớitàichínhsốlịch thi đấu bong đáo thông tin từ Cục Tin học và Thống kê tài chính (Bộ Tài chính), để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của ngành Tài chính trong từng giai đoạn, qua 30 năm xây dựng và phát triển, công tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), thống kê tài chính được chia thành 4 giai đoạn chính.
Từ năm 1989 đến 1994 là giai đoạn tạo môi trường tin học với các nội dung: đào tạo phổ cập tin học cho cán bộ ngành Tài chính; trang bị máy tính cá nhân cho các đơn vị nghiệp vụ; xây dựng các chương trình ứng dụng hỗ trợ những nghiệp vụ cơ bản và cần thiết nhất.
Từ năm 1994 đến năm 2005 là giai đoạn kiện toàn tổ chức, kết nối mạng máy tính, nâng cấp và phát triển các chương trình ứng dụng. Giai đoạn này ngành Tài chính thực hiện chuyển đổi từ mô hình phân tán sang mô hình tập trung và bổ sung chữ ký điện tử vào hệ thống trao đổi thông tin.
Từ năm 2005 đến 2014, ngành Tài chính tiến hành xây dựng nền tài chính điện tử. Trong giai đoạn này, công tác triển khai ứng dụng CNTT và thống kê đã có chiến lược rõ ràng, tiến hành đồng thời 3 nội dung: củng cố về tổ chức; tăng cường về công nghệ; hoàn thiện về chính sách và luôn đảm bảo tính kế thừa nhằm tạo nên những bước tiến vững chắc trong quá trình xây dựng các chiến lược, kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT, thống kê trong ngành Tài chính.
Từ năm 2015 đến nay, ngành Tài chính tập trung phát triển tài chính điện tử, hướng tới tài chính số; tiếp tục kế thừa, phát huy các thành quả của quá trình triển khai CNTT trong các giai đoạn trước, đặc biệt trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và tại Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng gửi thư chúc mừng nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hệ thống Tin học - Thống kê ngành Tài chính |
Ứng dụng CNTT sâu rộng
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước và các nghị quyết của Chính phủ, Bộ Tài chính tích cực chỉ đạo việc ứng dụng CNTT trong toàn ngành.
Thực tế cho đến nay, hầu hết các khâu, công việc, nhiệm vụ đều được ứng dụng CNTT như: quản lý điều hành ngân sách nhà nước; quản lý thu - chi ngân sách nhà nước; thanh toán điện tử và quản lý trái phiếu chính phủ; quản lý trong lĩnh vực thuế, hải quan; triển khai dịch vụ thuế điện tử, hải quan điện tử, cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN; quản lý nợ công; quản lý giá, quản lý tài sản công; quản lý, giám sát thị trường tài chính; quản lý dự trữ nhà nước....; cùng các nhiệm vụ quản lý nội ngành; đặc biệt là những khâu trực tiếp liên quan tới người dân và doanh nghiệp như quản lý thuế và hải quan.
Đến nay, trên 99% doanh nghiệp đang hoạt động trong cả nước thực hiện đăng ký sử dụng và nộp thuế điện tử; khoảng 96% số hồ sơ thực hiện theo phương thức hoàn thuế điện tử và đang mở rộng thực hiện hóa đơn điện tử. Đối với lĩnh vực hải quan, đến nay hơn 99% doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục hải quan bằng phương thức điện tử; đã có 13/14 bộ, ngành tham gia kết nối cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN, nhằm phục vụ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu,...
Có thể nói những biện pháp, kết quả đó đã có tác dụng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, giảm thời gian và chi phí, cũng như nâng cao hiệu quả công tác quản lý của ngành Tài chính.
Bộ Tài chính được đánh giá là một những bộ đi đầu trong khối các cơ quan nhà nước luôn nỗ lực, chủ động trong ứng dụng CNTT. 7 năm liên tiếp, từ năm 2013 đến năm 2019 Bộ Tài chính dẫn đầu trong bảng xếp hạng mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT (Vietnam ICT index) khối các bộ, cơ quan ngang bộ. Hai năm liên tiếp (2017 - 2018), Bộ Tài chính dẫn đầu bảng xếp hạng kết quả về chỉ số tổng hợp mức độ phát triển chính phủ điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ.
Đặc biệt, năm 2018, tại Tokyo, Nhật Bản, Bộ Tài chính là cơ quan đầu tiên trong khối cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam và là 1 trong 31 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xuất sắc từ các quốc gia và nền kinh tế thành viên được Tổ chức Công nghiệp Điện toán châu Á - châu Đại Dương (ASOCIO) bình chọn trao giải thưởng quốc tế “ASOCIO Outstanding User
Organization 2018” đối với hạng mục tổ chức ứng dụng CNTT xuất sắc khu vực châu Á, châu Đại Dương. Những kết quả đó là niềm tự hào của ngành Tài chính, trong đó có vai trò của Cục Tin học và Thống kê tài chính cùng các đơn vị CNTT thuộc các tổng cục.
Đảng, Nhà nước cũng đã công nhận những kết quả này và đã trao tặng thưởng nhiều huân chương cao quý. Năm 2019, Cục Tin học và Thống kê tài chính đã được Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất về thành tích hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
Chủ động tham gia và tận dụng các lợi thế của cuộc CMCN 4.0
Trước xu thế của cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, Bộ Chính trị và Chính phủ đã có các nghị quyết về vấn đề này. Bộ Tài chính đã nhận thức sớm điều này và đã chỉ đạo các đơn vị xây dựng trình Ban Cán sự Đảng bộ Bộ Tài chính ban hành Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ ngày 9/3/2018 về việc triển khai ứng dụng công nghệ của CMCN 4.0 trong lĩnh vực tài chính - ngân sách với mục tiêu hết sức quan trọng.
Có thể thấy rằng, đến thời điểm hiện nay, Bộ Tài chính đã bước đầu triển khai có hiệu quả nhiều công nghệ mới là công nghệ “lõi” của CMCN 4.0 trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực quản trị công, nhằm tạo điều kiện dễ dàng, bình đẳng cho người dân và doanh nghiệp trong tiếp cận các cơ hội phát triển.
Theo Thứ trưởng Vũ Thị Mai, để tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được, đồng thời để triển khai thực hiện thành công Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính, con đường phía trước của công tác ứng dụng CNTT, thống kê trong ngành Tài chính còn nhiều khó khăn, vất vả, đòi hỏi toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài chính, đặc biệt là cán bộ làm việc trong lĩnh vực CNTT cần phát huy hơn nữa tính chủ động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với việc khó, tiếp tục tạo nên các bước đột phá, các làn sóng mới trong xây dựng, triển khai ứng dụng CNTT, thống kê của ngành Tài chính./.
* Ông Nguyễn Thành Hưng - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông:
Ngành Tài chính luôn đi đầu trong ứng dụng CNTT
Trong thời gian qua, ngành Tài chính luôn luôn đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), góp phần vào xây dựng chính phủ điện tử. Thành tựu nổi bật nhất là ngành Tài chính có chiến lược, định hướng rất rõ ràng trong triển khai xây dựng một nền tài chính điện tử, thể hiện rất rõ ở việc lấy người sử dụng làm trung tâm, xây dựng, hoàn thiện các hệ thống thông tin đồng bộ, thông suốt từ trung ương tới địa phương, tránh chồng chéo, tiết kiệm chi phí.
Các hệ thống thông tin nền tảng của ngành Tài chính được xây dựng hoàn chỉnh và đồng bộ. Nổi bật nhất trong đó, là việc ngành Tài chính đã triển khai hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao trong các lĩnh vực như: khai thuế, hoàn thuế điện tử, 100% doanh nghiệp sử dụng hải quan điện tử… Những kết quả triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ cao với tỷ lệ người dùng, doanh nghiệp đạt 100%, điều này thể hiện thành tích rất lớn của ngành Tài chính, đóng góp rất lớn vào triển khai chính phủ điện tử theo tinh thần kiến tạo.
* Ông Nguyễn Long - Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam:
Ngành Tài chính cùng Chính phủ đưa Việt Nam phát triển và hội nhập thế giới
Cách đây 30 năm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Tế đã quyết định thành lập tổ công tác tin học trong ngành Tài chính do đồng chí Nguyễn Sinh Hùng làm tổ trưởng. Chúng tôi đã được mời tham gia tư vấn và xây dựng đề án tin học hóa ngành Tài chính. Đây là viên gạch đầu tiên để xây dựng hệ thống tin học ngành Tài chính phát triển như ngày hôm nay.
Qua các giai đoạn phát triển của ngành Tài chính có thể thấy, ngành Tài chính luôn đi theo xu hướng phát triển công nghệ, đặc biệt là đưa công nghệ vào ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực mà Chính phủ đang hoàn thiện để đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, mạnh về CNTT và hội nhập thế giới, theo Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị.
Ngành Tài chính đang dẫn đầu về xây dựng cơ sở dữ liệu tài chính quốc gia, chưa có bộ, ngành nào có được mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT như Bộ Tài chính.
Cục Tin học và Thống kê tài chính đã sẵn sàng cùng với Bộ Tài chính, giúp Bộ Tài chính để chuẩn bị theo một xu thế là một bộ công nghệ. Nghĩa là công nghệ sẽ góp phần thay đổi cách quản trị, điều hành và sẵn sàng hội nhập với thế giới của ngành Tài chính.
* Ông Đặng Đức Mai – nguyên Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính:
CNTT ngành Tài chính có bước phát triển vượt bậc
Trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2014, ngành Tài chính rất tích cực trong phát triển CNTT để đưa vào cải cách thủ tục hành chính, nhờ đó các dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài chính được doanh nghiệp, người dân đánh giá rất cao.
Giai đoạn này gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội (2006 - 2010 và 2011 – 2015), cùng với đó có sự phát triển của ngành Tài chính, và CNTT có sự phát triển vượt bậc, đạt những thành quả tốt. Đó là hình thành những hệ thống thông tin quản lý tập trung, tập trung trong xử lý giao dịch, tập trung về dữ liệu.
Cùng với quá trình hiện đại hóa, xây dựng hệ thống tập trung là quá trình cải cách, tái cơ cấu các quy trình nghiệp vụ, hình thành lên những hệ thống thông tin lớn, điển hình như hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (tabmis), hệ thống ứng dụng quản lý thuế thu nhập cá nhân, hệ thống hải quan một cửa – ASEAN,… Tất cả các hệ thống này đều theo chuẩn quốc tế (ERP).
Từ việc xử lý tập trung dữ liệu như vậy đã hình thành cơ sở dữ liệu lớn, đó là cơ sở dữ liệu về hải quan, thuế, quản lý ngân sách… các cơ sở dữ liệu này phục vụ rất tốt cho công tác thống kê và dự báo, công tác lập kế hoạch và hoạch định chính sách.
Đây là giai đoạn xây dựng nền tài chính điện tử. Nhiều đơn vị trong Bộ Tài chính xây dựng cổng thông tin điện tử trên nền tảng Internet. Có rất nhiều dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp. Thực sự đây là giai đoạn hình thành nên nền tài chính điện tử.
Về hệ thống nguồn nhân lực CNTT với sự hình thành 6 cục CNTT trong ngành Tài chính (Cục Tin học và thống kê tài chính đã được hình thành từ năm 2003, 5 tổng cục đều có cục CNTT) với lực lượng cán bộ có kỹ năng cao, nhiệt tình trong công việc, đã tạo nên thành quả trong giai đoạn vừa qua.
* Ông Nguyễn Đại Trí – Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính – Bộ Tài chính:
5 nhóm giải pháp triển khai các thành quả của cách mạng công nghiệp 4.0
Trong thời gian tới nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính phủ điện tử trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ về triển khai ứng dụng công nghệ của CMCN 4.0 trong lĩnh vực Tài chính - ngân sách.
Có thể nói, Bộ Tài chính là bộ đầu tiên ban hành nghị quyết về triển khai các thành quả công nghệ của cuộc CMCN 4.0. Để triển khai nhiệm vụ, Bộ Tài chính cũng đã đặt ra 5 nhóm giải pháp: Thứ nhất là hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phù hợp với việc ứng dụng các thành quả công nghệ của CMCN 4.0. Thứ hai, tích cực triển khai xây dựng, phát triển tài chính điện tử theo định hướng của chính phủ điện tử. Thứ ba, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hạ tầng nền tảng, trong đó tiếp cận những công nghệ mới nhất, đặc biệt là nền tảng điện toán đám mây để sẵn sàng cho việc triển khai các dịch vụ số, dịch vụ điện tử trên đó. Thứ tư, tiếp tục nâng cao, phát triển nguồn nhân lực đối với cán bộ, công chức nói chung, đặc biệt là cán bộ làm CNTT. Thứ năm, thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức đối với cán bộ, công chức trong ngành Tài chính.
Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0. Hiện, Bộ Tài chính đang nghiên cứu Nghị quyết 52 để từ đó cập nhật đối với công việc đã và đang triển khai, cho phù hợp với định hướng chung của Đảng, của Chính phủ.
Đức Minh (thực hiện)
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Lecce vs Genoa, 21h00 ngày 5/1: Tự tin trên sân khách
-
Xuất khẩu quả chuối vào thị trường Trung Quốc: Cách nào để gia tăng thị phần?
-
Thủ tướng yêu cầu xác định trách nhiệm cá nhân trong chậm cổ phần hoá, thoái vốn
-
AkzoNobel Việt Nam đồng hành cùng Mùa Hè Xanh 2018
-
Chứng khoán phái sinh ngày 6/1: Các hợp đồng tương lai giảm điểm nhẹ, thanh khoản co hẹp
-
Tái cơ cấu nguồn thu tạo dư địa ngân sách bền vững
- 最近发表
-
- 'Giả thua để thắng' chiêu độc trong kinh doanh
- Cần 60.000 tỷ đồng cho việc tăng lương cơ sở từ 1/7/2023
- Lời khai của nhóm đối tượng gây ra vụ cướp tài sản ở nhà chủ tịch huyện
- Vì sao số trẻ mắc sởi tại Hà Nội lại tăng không ngừng?
- Cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids tại Việt Nam
- Khuyến khích khám chữa bệnh ở tuyến dưới bằng giá dịch vụ y tế
- Xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản: Chất lượng là yếu tố tiên quyết
- Trường đại học được phép thực hiện trước lộ trình tính giá dịch vụ
- Cần hiểu đúng, phản ánh đúng và công bằng về nhiệt điện than
- TP.HCM: Tạm ngưng 2 tuyến xe buýt 149 và 40 vì vắng khách
- 随机阅读
-
- Sóc Bom Bo
- Kho bạc Hưng Yên ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ
- Đạn phát nổ trong nhà máy sản xuất gạch, nhiều máy móc bị hỏng
- 5 tháng cuối năm, ngành da giày lo thiếu thông tin thị trường
- Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...
- Xác minh vụ nam thanh niên phát trực tiếp cảnh nhảy cầu tự vẫn
- Dự kiến sẽ sửa đổi một số mức chi quản lý tài chính lĩnh vực bảo hiểm
- Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng gửi thư chúc mừng năm mới 2019
- Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình ‘Mùa xuân cho em’ lần thứ 18
- Vụ NK 120 tấn đường ở Quảng Nam: Giữ nguyên quyết định của Hải quan, bác bản án sơ thẩm
- Cả nước có 126 đại học, cao đẳng, trung cấp sư phạm xét tuyển bổ sung
- 100% thủ tục giao thông đã kết nối cơ chế một cửa
- Siêu máy tính dự đoán Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- Cách tính thuế nhập khẩu xe ô tô cũ trong CPTPP
- Ưu đãi để trọng dụng nhân tài vào ngành Tài chính
- Yêu nước là làm cho đất nước hưng thịnh hơn
- Nữ giáo viên mất gần 100 triệu đồng vì dính bẫy lừa trúng thưởng
- Nhiều người “sa bẫy” từ “chiêu” tuyển cộng tác viên online trả hoa hồng cao
- Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng gửi thư chúc mừng năm mới 2019
- KBNN Ninh Thuận: Phát huy nhiều tiện ích của phần mềm kiểm soát chi lương, phụ cấp
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Đơn hàng xuất khẩu gần một triệu USD trong ngày đầu năm Tân Sửu
- Quy định dữ liệu người dùng Việt phải được lưu trữ trong nước đã có hiệu lực
- Nhân viên Meta phát triển metaverse chỉ để làm vừa lòng Mark Zuckerberg
- Doanh nghiệp kỳ vọng “bội thu” vào vụ Tết
- iPad giá rẻ sẽ được nâng cấp mạnh
- Đạt 34,5 triệu tấn hàng, Cảng Hải Phòng về đích sớm
- Quỹ Bảo hiểm xã hội luôn được công khai minh bạch
- Gần 14% đối tác của Apple có nhà máy tại Việt Nam
- Nhiều kỷ lục tại Lễ hội mua sắm toàn cầu 11/11 năm 2020 của Alibaba
- Doanh nghiệp du lịch đề xuất giải pháp tiếp cận nguồn vốn vay, chính sách hỗ trợ