您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【ti so truc】Tập trung thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam

Cúp C295人已围观

简介Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)TạiThông báo số 202/TB-VPCP,Phó thủ tướng Ch&iacu ...

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)

Tại Thông báo số 202/TB-VPCP,ậptrungthựchiệnChiếnlượcpháttriểnbềnvữngkinhtếbiểnViệti so truc Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đánh giá cao sự cố gắng của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Cơ quan Thường trực của Ủy ban chỉ đạo quốc gia, các Bộ, ngành và 28 địa phương có biển trong việc thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tếbiển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 5/3/2020 của Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 24/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới và tăng cường tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, vẫn còn không ít những hạn chế, bất cập như: một số chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra chưa đạt được; việc thực hiện chủ trương phát triển một số ngành kinh tế biển mũi nhọn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra; sự liên kết giữa các vùng biển, giữa địa phương có biển với địa phương không có biển và giữa các ngành, lĩnh vực còn chưa chặt chẽ, kém hiệu quả; khoa học và công nghệ, điều tra cơ bản, phát triển nguồn nhân lực biển chưa trở thành nhân tố then chốt trong phát triển bền vững kinh tế biển…; hoạt động của Ủy ban chỉ đạo quốc gia còn hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn, thiếu hiệu lực, hiệu quả.

Để khắc phục các hạn chế, tồn tại nêu trên, Phó thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển tiếp tục tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 5/3/2020 của Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 24/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới và tăng cường tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đối với công tác tổ chức thực hiện Chiến lược, Bộ Tài nguyên và Môi trường - Cơ quan thường trực Ủy ban chỉ đạo, các bộ, ngành, địa phương là thành viên Ủy ban chỉ đạo cần quan tâm hơn nữa, đầu tưhơn nữa cho công tác này, trong đó cần tạo sự đột phá về cách thức chỉ đạo thực hiện Chiến lược, cần thiết thành lập các nhóm công tác chuyên đề của Ủy ban chỉ đạo để giúp:

(i) Nghiên cứu, đề xuất xây dựng, sửa đổi bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật về phát triển bền vững kinh tế biển;

(ii) Tham mưu chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ, đề án, dự ánphát triển bền vững kinh tế biển

(iii) Đề xuất phương án giải quyết các vấn đề vướng mắc giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện Chiến lược.

(iv) Tăng cường các đoàn kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chiến lược tại các bộ, ngành và địa phương có biển.

Các bộ, ngành và các địa phương có biển sớm hoàn thiện, triển khai quy hoạch liên quan bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, tăng cường tính liên kết trong việc phát triển các ngành kinh tế nói chung với phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, từng vùng để phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển.

Tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài nguyên môi trường biển và hải đảo 

Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường tham mưu Ủy ban có các chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ Quyết định số 729/QĐ-TTg ngày 16/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình truyền thông về biển và đại dương đến năm 2030 nhằm đạt được sự thay đổi quan trọng trong nhận thức của các cấp và người dân về tầm quan trọng của việc thực hiện Chiến lược.

Tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài nguyên môi trường biển và hải đảo (nghiên cứu sửa đổi bổ sung Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo; khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ sau khi được phê duyệt).

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu đánh giá công tác chỉ đạo của Ủy ban trình Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo Quốc gia xem xét, quyết định; khẩn trương rà soát thành phần Ủy Ban chỉ đạo Quốc gia, nắm chắc danh sách các thành viên Ủy ban chỉ đạo Quốc gia, trường hợp cần thiết, kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền kiện toàn Ủy ban chỉ đạo Quốc gia; xây dựng và trình Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia xem xét, phê duyệt Kế hoạch hoạt động hằng năm của Ủy ban.

Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các bộ, ngành liên quan để tổng hợp, theo dõi, đôn đốc hoạt động của các Nhóm công tác chuyên đề khi được Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quyết định thành lập; chủ động thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chiến lược tại bộ, ngành, địa phương liên quan.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan sớm hoàn thành nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 26/NQ-CP về việc xây dựng bộ tiêu chí thống kê quốc gia về biển và hải đảo, bộ chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh; xác định các nhiệm vụ sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nhiệm vụ thu hút các nguồn vốn khác trong và ngoài nước; ưu tiên và kịp thời bố trí nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ triển khai, phát huy hiệu quả các nhiệm vụ, chương trình dự án đã phê duyệt; nghiên cứu đề xuất động lực tăng trưởng mới, lĩnh vực đột phá, phù hợp cho các đột phá để tập trung nguồn lực thực hiện; đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển các cụm liên kết ngành kinh tế biển gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế biển mạnh (Quyết định số 892/QĐ-TTg ngày 26/7/2022).

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan ưu tiên bố trí, cân đối kinh phí để triển khai các đề án, dự án, nhiệm vụ đã được giao tại Nghị quyết số 26/NQ-CP, các dự án thuộc Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo… và Chiến lược khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo phê duyệt tại Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 3/4/2023 của Chính phủ.

Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, và cơ quan có liên quan tăng cường các hoạt động đối ngoại, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của quốc tế để thúc đẩy, sớm hoàn thành phân định ranh giới trên biển.

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường kiện toàn tổ chức bộ máy ở trung ương và địa phương có biển về quản lý nhà nước tổng hợp, thống nhất về biển và hải đảo theo hướng tinh gọn, hiệu quả có tính đến những thực tế mang tính đặc thù trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển: tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, giải pháp nêu tại Nghị quyết 36-NQ/TW và các đề án, dự án, nhiệm vụ của địa phương nêu tại Nghị quyết 26/NQ-CP của Chính phủ; chủ động bố trí, huy động mọi nguồn lực hợp pháp để triển khai các chương trình, dự án, nhiệm vụ phát triển bền vững kinh tế biển; khẩn trương thành lập hoặc rà soát kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển của địa phương, căn cứ vào tình hình thực tiễn tại địa phương, thành lập Tổ công tác chuyên đề để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

Nâng cao hoạt động của Ủy ban chỉ đạo về thực hiện Chiến lược 

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát Quy chế làm việc của Ủy ban chỉ đạo (được ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-UBCĐQG ngày 21/8/2020) nhằm tăng cường vai trò chỉ đạo của Ủy ban, tăng cường tính đồng bộ, thống nhất trong chỉ đạo của Ủy ban đối với các nội dung có tính đa ngành, đa lĩnh vực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ủy ban chỉ đạo; nghiên cứu, tham mưu đề xuất ban hành quy định về cơ chế điều phối đa ngành trong phát triển bền vững kinh tế biển, quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo, trong đó quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của mỗi ngành; chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tăng cường công tác tổng hợp, theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Các bộ, ngành là thành viên Ủy ban chỉ đạo chủ động theo lĩnh vực quản lý nhà nước của mình chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo thành lập ngay các Nhóm công tác chuyên đề, cụ thể như sau:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì nghiên cứu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia thành lập Nhóm công tác chuyên đề về thể chế liên quan đến phát triển kinh tế biển.

- Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia thành lập Nhóm công tác chuyên đề về nguồn lực thực hiện Chiến lược.

- Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì nghiên cứu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia thành lập Nhóm công tác chuyên đề về nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ biển.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì nghiên cứu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia thành lập Nhóm công tác chuyên đề về đào tạo nguồn nhân lực cần thiết cho phát triển kinh tế biển.

- Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia thành lập Nhóm công tác chuyên đề về xây dựng cơ sở dữ liệu về biển, kinh tế biển để phục vụ cho hoạt động của Ủy ban chỉ đạo, cho công tác thông tin, tuyên truyền về biển, phát triển kinh tế biển

- Bộ Công Thương chủ trì việc nghiên cứu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia thành lập Nhóm công tác chuyên đề về năng lượng ở biển (như điện gió, điện khí, dầu khí…), công nghiệp ven biển;

- Bộ Giao thông vận tải chủ trì nghiên cứu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia thành lập Nhóm công tác chuyên đề về hạ tầng giao thông biển, logistic, hàng hải.

- Bộ Xây dựng chủ trì nghiên cứu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia thành lập Nhóm công tác chuyên đề về xây dựng các khu đô thị sinh thái ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì nghiên cứu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia thành lập Nhóm công tác chuyên đề về nuôi trồng thủy sản, nuôi biển xa bờ công nghệ cao, hình thành các trung tâm dịch vụ, hậu cần nghề cá.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì nghiên cứu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia thành lập Nhóm công tác chuyên đề về chuyển đổi nghề cho người dân ở khu vực ven biển.

Các nhóm chuyên đề được thành lập có trách nhiệm báo cáo tình hình, kết quả hoạt động của nhóm tại các cuộc họp của Ủy ban chỉ đạo; được đề xuất, kiến nghị Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia xem xét, quyết định tổ chức các cuộc họp chuyên đề và chịu trách nhiệm chuẩn bị tài liệu phục vụ các cuộc họp chuyên đề này.

Tags:

相关文章