当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【tài 2.5/3】Kế hoạch tài chính quốc gia và Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm đều đạt các mục tiêu đề ra

【tài 2.5/3】Kế hoạch tài chính quốc gia và Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm đều đạt các mục tiêu đề ra

2025-01-25 19:56:21 [Cúp C1] 来源:Empire777
Vay,ếhoạchtàichínhquốcgiavàKếhoạchvaytrảnợcôngnămđềuđạtcácmụctiêuđềtài 2.5/3 trả nợ công giữa kỳ đều đạt chỉ tiêu, định lượng Quốc hội đề ra Thanh tra, kiểm tra nhằm thúc đẩy hiệu quả sử dụng và quản lý nợ công

Chiều 23/10, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã trình bày trước Quốc hội báo cáo về sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch tài chính quốc gia và Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025.

Ngân sách nhà nước được cơ cấu lại tích cực

Điểm lại những kết quả chính đạt được trong việc thực hiện Kế hoạch tài chính quốc gia các năm 2021 - 2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, Chính phủ đã triển khai quyết liệt công tác hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về tài chính, ngân sách; cải cách thủ tục hành chính kết hợp hiện đại hóa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tinh giản bộ máy.

Kế hoạch tài chính quốc gia và Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm đều đạt các mục tiêu đề ra
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo trước Quốc hội

Trong đó, đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng Đề án “Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý, phân bổ ngân sách nhà nước (NSNN) để đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương (NSTW) và chủ động của ngân sách địa phương (NSĐP), các cơ quan, đơn vị có liên quan”.

Chính phủ cũng đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề xuất việc sửa đổi Luật NSNN trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vào thời điểm thích hợp, đồng thời giao các cơ quan tiến hành lập hồ sơ xây dựng các Luật Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế tiêu thụ đặc biệt để đăng ký vào chương trình xây dựng luật.

Đồng thời, huy động các nguồn lực đảm bảo đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế, tháo gỡ các vướng mắc về đầu tư công, tăng cường giải ngân các nguồn vốn.

Tổng chi thường xuyên 3 năm ước thực hiện (bao gồm cả chi tạo nguồn cải cách tiền lương) khoảng 3,3 triệu tỷ đồng, bằng 52% kế hoạch.

Tổng nguồn bố trí dự toán chi đầu tư phát triển lũy kế 3 năm trên 1,7 triệu tỷ đồng, trong thực hiện, đạt khoảng 1,9 triệu tỷ đồng. Nếu tính cả phần tăng thu NSTW năm 2021-2022 phân bổ cho các nhiệm vụ đầu tư công thì đạt khoảng 52% kế hoạch.

“Đây là mức rất tích cực trong bối cảnh nguồn thu bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp hụt lớn và chưa sửa đổi cơ chế phân cấp ngân sách để huy động thêm nguồn lực cho chi đầu tư phát triển của NSTW” - Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho hay.

Đặc biệt, NSNN được thực hiện cơ cấu lại với kết quả tích cực. Theo đó, tổng thu NSNN 3 năm ước đạt khoảng 5 triệu tỷ đồng, bằng 61% kế hoạch, tỷ lệ huy động thu vào NSNN bình quân 17,9% GDP, trong đó từ thuế, phí khoảng 14,5% GDP.

Tổng chi 3 năm khoảng 5,9 triệu tỷ đồng, bằng 57,5% kế hoạch. Các nhiệm vụ chi NSNN được quản lý chặt chẽ, ưu tiên chi đầu tư phát triển, tiết kiệm chi thường xuyên; đảm bảo kinh phí phòng chống dịch, an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, nhiệm vụ chính trị quan trọng, bố trí vốn đầy đủ cho chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và kịp thời điều chỉnh tăng lương cơ sở năm 2023.

Cơ cấu chi tiếp tục chuyển dịch tích cực, bình quân các năm 2021 - 2023, tỷ trọng chi đầu tư phát triển đạt khoảng 30%, chi thường xuyên ở mức 57% tổng chi NSNN. Tỷ lệ bội chi NSNN bình quân 2021 - 2023 ước khoảng 3,4% GDP, trong phạm vi được Quốc hội phê duyệt.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong báo cáo, Chính phủ cũng chỉ rõ những tồn tại, khó khăn, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện kế hoạch.

Theo Chính phủ, các chỉ tiêu cụ thể về thu, chi và cân đối NSNN vẫn đang theo tiến độ kế hoạch tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội. Một số chỉ tiêu khả năng khó đạt theo mục tiêu kế hoạch, gồm: tỷ trọng thu nội địa bình quân trong tổng thu NSNN; chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngoài nước và chi đầu tư phát triển từ nguồn cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước.

Tỷ lệ nợ công/GDP giảm so với năm 2021

Đối với kết quả 3 năm 2021 - 2023 triển khai Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, công tác huy động, trả nợ công, các chỉ tiêu an toàn nợ công, hạn mức vay và bảo lãnh Chính phủ, vay nợ chính quyền địa phương đều thực hiện đảm bảo mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội.

Cụ thể, huy động vốn linh hoạt và đa dạng, đảm bảo trong tổng mức quyết định. Tổng mức vay của Chính phủ khoảng 1,317 triệu tỷ đồng (đạt 42,9% kế hoạch). Vay của Chính phủ chủ yếu huy động với kỳ hạn dài (kỳ hạn phát hành bình quân trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2021 - 2023 từ 12,6 - 13,92 năm, đảm bảo mục tiêu 9-11 năm); lãi suất ưu đãi và tập trung vào vốn vay trong nước.

Việc trả nợ được thực hiện theo đúng cam kết, trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định. Nợ công được kiểm soát trong giới hạn an toàn.

Đến cuối năm 2023, nợ công khoảng 4 triệu tỷ đồng, khoảng 39 - 40% GDP, giảm từ mức 42,7% GDP năm 2021, nợ Chính phủ khoảng 3,7 triệu tỷ đồng, khoảng 36-37% GDP, giảm từ mức 38,7% GDP năm 2021. Đến cuối năm 2023, nợ trong nước chiếm 73% dư nợ Chính phủ, tăng từ mức 67% năm 2021.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác quản lý nợ công cũng phát sinh một số khó khăn, hạn chế đã được Chính phủ nêu trong Báo cáo như quy mô thị trường trái phiếu chính phủ trong nước chưa phát triển, điều kiện vay ngày càng thắt chặt hơn trong khi áp lực huy động vốn vay cho đầu tư phát triển lớn. Việc huy động nguồn vốn vay ODA, ưu đãi nước ngoài ngày càng khó khăn, giải ngân đạt thấp so với dự toán; công tác quản lý nợ của chính quyền địa phương cần được tiếp tục củng cố.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách (UBTCNS) Lê Quang Mạnh cho biết, UBTCNS nhận thấy, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong công tác chỉ đạo, điều hành công tác quản lý vay, trả nợ công. Trong bối cảnh trong nước và thế giới có nhiều biến động khó lường ảnh hưởng lớn tới kinh tế trong nước, các chỉ tiêu Quốc hội đề ra tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 đã được Chính phủ chủ động kiểm soát.

Kế hoạch tài chính quốc gia và Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm đều đạt các mục tiêu đề ra
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày báo cáo

Sau 3 năm triển khai, các mục tiêu cụ thể cơ bản đều đạt Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội đề ra; các chỉ tiêu an toàn nợ từng năm giai đoạn 2021 - 2023 đảm bảo trong các mức trần và ngưỡng an toàn được Quốc hội phê duyệt.

Công tác quản lý nợ công được điều hành chủ động, chặt chẽ, thận trọng. Chính phủ chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành theo thẩm quyền và tích cực các biện pháp kiểm soát an toàn nợ công và các hạn mức nợ. Công tác huy động vốn đáp ứng nhu cầu chi của NSNN. Trong bối cảnh thu ngân sách vượt kế hoạch, giải ngân đầu tư công chậm hơn dự kiến, Chính phủ đã chủ động điều chỉnh nhu cầu vay, đảm bảo huy động đủ nguồn lực cho NSNN.

Chính phủ đã chú trọng việc đa dạng hóa nguồn vốn và phương thức vay trong nước và ngoài nước; phát hành trái phiếu Chính phủ tập trung vào kỳ hạn dài. Trong đó, vay trong nước dự kiến khoảng 547.085 tỷ đồng, chủ yếu là phát hành TPCP. Vay ODA, vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài khoảng 57.294 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tổng mức vay. Đảm bảo hạn mức bảo lãnh Chính phủ và hạn mức vay về cho vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài; kiểm soát chặt chẽ cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay trong phạm vi hạn mức bảo lãnh.

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读