【bảng xếp hạng bóng đá nhat】DN phớt lờ kiểm tra chất lượng hàng hóa:Vướng từ văn bản chuyên ngành
Đầu tháng 4-2013,ớtlờkiểmtrachấtlượnghànghóaVướngtừvănbảnchuyênngàbảng xếp hạng bóng đá nhat Cục Hải quan TP.HCM đã tổ chức cuộc họp với các cơ quan quản lý chuyên ngành trên địa bàn TP.HCM để tìm biện pháp phối hợp quản lí hiệu quả đối với hàng NK phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng, kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cơ quan quản lí chuyên ngành đều nhất trí với những biện pháp siết chặt quản lí hàng NK phải kiểm tra chất lượng mà Cục Hải quan TP.HCM đang triển khai, đó là không cho phép DN còn nợ kết quả kiểm tra mang hàng về kho bảo quản; kí kết quy chế phối hợp giữa cơ quan Hải quan và đơn vị kiểm tra chuyên ngành trong việc quản lý hàng hóa NK phải kiểm tra chất lượng. |
Trưởng phòng Giám sát quản lí - Cục Hải quan TP.HCM Bùi Lê Hùng cho biết, có rất nhiều văn bản của các bộ, ngành quy định hàng hóa NK phải kiểm tra chất lượng, đặc biệt là kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm mà cơ quan Hải quan phải thực hiện, trong đó có những nội dung chồng chéo, có những văn bản pháp quy chưa có văn bản hướng dẫn, nên khi triển khai thực hiện phát sinh vướng mắc cho cả cơ quan Hải quan và DN.
Chẳng hạn, Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực từ ngày 1-7-2011 và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25-4-2012 hướng dẫn chi tiết thực hiện một số điều của Luật An toàn thực phẩm, nhưng đến nay mới chỉ có Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thông tư hướng dẫn một số mặt hàng quản lí chuyên ngành, còn các bộ, ngành khác chưa có thông tư hướng dẫn.
Đứng về góc độ thực thi tại cửa khẩu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 Ngô Thị Anh cho rằng, do chưa có thông tư hướng dẫn thực hiện Luật An toàn thực phẩm nên Hải quan cửa khẩu gặp nhiều khó khăn trong thực hiện.
Bên cạnh đó, Nghị định và Luật còn có nội dung trái ngược nhau. Theo quy định tại chương VI, mục 1, Điều 38, Khoản 1 Luật An toàn thực phẩm, ngoài quy định tại Chương III Luật An toàn thực phẩm, thực phẩm NK còn phải tuân thủ điều kiện: Phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước khi NK.
Tuy nhiên, tại Chương II, Điều 3 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP lại quy định, sản phẩm thực phẩm phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Như vậy, tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, người NK có phải nộp Bản công bố hợp quy hay không, hay chỉ cần nộp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu NK đối với từng lô hàng (hoặc Giấy đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ quan kiểm tra chuyên ngành đối với từng lô hàng)?
Cũng theo Cục Hải quan TP.HCM, từ khi thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đến nay, các chi cục hải quan cửa khẩu gặp nhiều khó khăn trong công tác phối hợp xử lí vi phạm đối với các lô hàng không đạt chất lượng. Trên thực tế, có nhiều lô hàng không đạt yêu cầu chất lượng nhập khẩu nhưng cơ quan kiểm tra chuyên ngành (Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng TP.HCM) không ra quyết định xử lí mà chỉ mới dừng lại bằng “các thông báo danh sách các lô hàng không đạt chất lượng hoặc người nhập khẩu không bổ sung chứng từ” để cơ quan Hải quan phối hợp xử lí.
Căn cứ quy định tại mục 2 Điều 8 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31-12-2008 của Chính phủ quy định “Cơ quan kiểm tra kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lí đối với các lô hàng không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật tương ứng”. Căn cứ quy định tại Điều 29, Điều 30 Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 5-6-2009 của Chính phủ thì “Cơ quan thẩm quyền là Thanh tra chuyên ngành khoa học công nghệ và UBND các cấp ra quyết định xử lí vi phạm”. Tuy nhiên, ngày 12-12-2012, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN quy định trách nhiệm cho cơ quan Hải quan ra kết luận lô hàng buộc phải tái xuất hoặc buộc phải tiêu hủy là trái với quy định tại Nghị định số 54/2009/NĐ-CP của Chính phủ.
Mặt khác, khi áp dụng Thông tư 27/2012/TT-BKHCN ngày 12-12-2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ rất khó khăn cho cơ quan Hải quan vì hầu hết các lô hàng đã được cơ quan Hải quan tạm giải tỏa cho mang hàng về bảo quản, nhưng phần nhiều DN đã đưa ra thị trường tiêu thụ ngay mà không cần chờ kết quả kiểm tra chất lượng của cơ quan kiểm tra chuyên ngành.
Theo quy định, cơ quan Thanh tra chuyên ngành khoa học công nghệ hoặc UBND các cấp phải là nơi ra quyết định xử lí vi phạm buộc tái xuất hoặc buộc tiêu hủy đối với các lô hàng nhập khẩu không đạt chất lượng theo quy chuẩn kĩ thuật Việt Nam. Vì vậy, cơ quan Hải quan không có căn cứ thực hiện nội dung quy định tại Chương III Điều 16 khoản 2.a Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12-12-2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất Đỗ Thế Mạnh cho biết, một số trường hợp cơ quan có thẩm quyền đồng ý cho DN được tái chế, tái xuất hàng vi phạm nhưng lại không ghi rõ đã được lập biên bản xử lí. Vậy cơ quan Hải quan căn cứ vào văn bản này làm thủ tục có đúng hay không.
Để tránh tồn đọng hồ sơ, khó khăn cho DN trong việc giải quyết hàng vi phạm, đề nghị cơ quan kiểm tra chất lượng hàng hóa, sản phẩm khi phát hiện trường hợp NK hàng có vi phạm thì thực hiện đúng các quy định tại Điều 8 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Điều 36 Nghị định 132, không chuyển hồ sơ sang cơ quan Hải quan đề nghị lập biên bản xử phạt…
(Bài 3: Cần làm rõ vai trò giám sát của cơ quan chức năng)
Lê Thu