【ty le keo ma lay】Từ thỏa thuận đến hành động

Hội nghị lần thứ 22 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP22) đã thông qua một tuyên bố quan trọng kêu gọi cam kết chính trị cao nhất và đoàn kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Thư ký điều hành Hội nghị COP22 Patricia Espinosa (thứ 2,ừthỏathuậnđếnhnhđộty le keo ma lay trái) và Chủ tịch COP22 Salaheddine Mezouar (giữa) và các quan chức sau khi thông qua tuyên bố của Hội nghị ngày 17-11. Ảnh: AP   

Hội nghị diễn ra từ ngày 7 đến ngày 17-11 tại thành phố Marrakech của Maroc, với sự tham dự của 43 nguyên thủ quốc gia và 32 người đứng đầu chính phủ các nước trên thế giới. Ngoài các phái đoàn chính thức, còn có 3.300 tổ chức xã hội dân sự cũng tham dự các hoạt động trong khuôn khổ sự kiện này.

COP22 là cuộc họp đầu tiên của Hiệp định Paris có hiệu lực từ ngày 4-11 sau khi được 100 quốc gia, chiếm tới 68% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên thế giới, phê chuẩn. Thỏa thuận Paris đã giải quyết cơ bản sự khác biệt về trách nhiệm giữa các nước phát triển, đang phát triển và xây dựng trên nền tảng các quốc gia cùng cam kết thực hiện những nỗ lực một cách tốt nhất. Những điểm chính của Thỏa thuận Paris bao gồm giữ nhiệt độ toàn cầu tăng dưới ngưỡng 2 độ C và có các nỗ lực giới hạn mức độ ấm lên của trái đất không quá 1,5 độ C; Giới hạn lượng khí nhà kính thải ra từ các hoạt động của con người bằng với mức độ mà thực vật, đất và các đại dương có thể hấp thụ một cách tự nhiên; Cứ 5 năm một lần xem xét lại mức độ đóng góp của các quốc gia đối với việc cắt giảm phát thải khí nhà kính để các quốc gia có thể đương đầu với thách thức; Các nước giàu giúp các nước nghèo bằng cách cung cấp khoản tài chính nhằm giúp các nước nghèo thích nghi với biến đổi khí hậu và chuyển sang dùng năng lượng tái tạo. Ngoài ra, các bên phải xây dựng và thực hiện Kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu của quốc gia, trong đó nêu chi tiết các ưu tiên thích ứng, hỗ trợ cần thiết và kế hoạch thực hiện. Bên cạnh đó, thỏa thuận cũng đề ra các cơ chế chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó khuyến khích hợp tác song phương, đa phương, khu vực để thúc đẩy thực hiện các nội dung của thỏa thuận. Tính đến nay, hơn 100 quốc gia đã phê chuẩn thỏa thuận này. Đáng chú ý, Trung Quốc và Mỹ, 2 quốc gia có lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu lớn nhất, hồi tháng 9 vừa qua cũng đã trình văn bản chính thức phê duyệt Thỏa thuận Paris. Động thái này đã tác động mạnh đến quyết định phê duyệt của nhiều nước khác, bởi đây là lần đầu tiên đại diện cho 2 nhóm quốc gia đã và đang phát triển khẳng định quyết tâm giữ cho nhiệt độ trái đất không tăng quá 2 độ C vào cuối thế kỷ.

Điểm nhấn tại Hội nghị COP22 lần này là các nước phát triển đã cam kết hơn 60 triệu USD hỗ trợ các sáng kiến giúp các nước đang phát triển xây dựng khả năng minh bạch để đảm bảo rằng tất cả các nước có thể thực thi nghĩa vụ báo cáo của mình. Những nỗ lực và cam kết của các nước trong COP22 sau đó đã được đúc kết trong Tuyên bố hành động Marrakech về khí hậu và phát triển bền vững. Bản tuyên bố kêu gọi cam kết chính trị cao nhất để đấu tranh chống biến đổi khí hậu, coi đây là một vấn đề ưu tiên khẩn cấp. Tuyên bố nhắc lại cam kết của các nước phát triển trong việc huy động 100 tỉ USD cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. COP22 cũng nhắc đến các chủ thể phi quốc gia và kêu gọi sự tham gia của tất cả những nhân tố này trong các sáng kiến và hành động chống lại tình trạng biến đổi khí hậu đã được đưa ra tại Marrakech lần này.

Thành công của Hội nghị COP22, theo nhiều nước là đã gửi đi một thông điệp chính trị quan trọng và kịp thời, vì tuyên bố này là sự bày tỏ mạnh mẽ cho quyết tâm theo đuổi đến cùng Hiệp định khí hậu Paris nhằm đạt mục tiêu nền kinh tế toàn cầu không carbon.

NGUYỄN TẤN tổng hợp