“Thủ phủ” của cây điều
Bình Phước hiện có khoảng 170.000 ha điều,ảiphaacuteptăngnăngsuấtcacircyđiềxem mu vs arsenal chiếm 32% diện tích trồng cây lâu năm và 30% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Điều được trồng ở hầu hết các địa bàn trong tỉnh, với sản lượng 243.000 tấn/năm. Tổng sản lượng này chỉ đáp ứng khoảng 25% nguyên liệu cho các doanh nghiệp và cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh. Việc canh tác cây điều đã giải quyết việc làm cho khoảng 50.000 lao động tại các vùng nông thôn.
Vườn điều ghép của gia đình bà Nguyễn Thị Điều (bìa trái), ấp Cầu Hai, xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú năm nay nhiều trái hơn nhờ phun phân bón lá nano
Tuy nhiên ở Bình Phước, diện tích điều nhỏ, manh mún vẫn chiếm phần lớn. Hơn 77.000 hộ trồng diện tích
từ 1-2 ha, chiếm trên 64% tổng diện tích trồng điều của tỉnh. Đa số diện tích này ở vùng sâu, xa việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất còn rất hạn chế.
Để phát triển cây điều theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, mang lại giá trị gia tăng cao, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển ngành điều đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Mục tiêu Bình Phước đặt ra từ năm 2020-2030, diện tích điều của tỉnh đạt từ 175-179 ngàn ha; năng suất tăng từ 1,5 tấn/ha lên 2,1 tấn/ha; sản lượng từ 243 ngàn tấn năm 2020, lên 352 ngàn tấn vào năm 2030.
Lợi ích của phân bón lá nano
Công nghệ nano có rất nhiều tiềm năng ứng dụng trong nông nghiệp, được Nhà nước xếp hạng là dạng công nghệ cao. Vì vậy, các chuyên gia cũng khuyến khích người dân sử dụng.
Năng suất cây điều đạt cao hay thấp tùy thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu, thời tiết và quy trình canh tác. Hiện năng suất cây điều của nông dân trong tỉnh vẫn còn khá thấp. Nguyên nhân do người trồng điều vẫn chưa chú trọng chăm sóc khoa học. đặc biệt là việc sử dụng phân bón lá trong thời điểm sinh trưởng của cây.
Theo PGS.TS Nguyễn Hoài Châu, nghiên cứu viên cao cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam, việc nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng được phân bón lá nano cây điều nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm hạt điều là nhiệm vụ cấp thiết mang lại nhiều lợi ích lâu dài, bền vững. Sản phẩm phân bón lá nano sử dụng trên cây điều được chế tạo tại Viện Công nghệ môi trường (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đạt chất lượng tương đương với quốc tế nhưng giá cả cạnh tranh hơn. Phân bón lá này phù hợp với đặc điểm sinh trưởng và phát triển cây điều ở Bình Phước.
Năm 2015, Viện Công nghệ môi trường được giao thực hiện nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano trong các loại cây trồng, như: cà phê, hồ tiêu, thanh long… Kết quả đã đem lại hiệu quả rõ rệt, tăng năng suất cây trồng. Từ kết quả nghiên cứu đó, được sự cho phép của Hội đồng KH&CN tỉnh Bình Phước, tháng 11-2019, ThS Đào Trọng Hiền, Viện Công nghệ môi trường đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu và ứng dụng bộ phân bón lá nano làm tăng năng suất cây điều ở Bình Phước”. Đề tài thực hiện và đưa vào ứng dụng thử nghiệm trên 3 ha điều ghép của 3 hộ dân thuộc huyện Bù Đăng và Đồng Phú trong thời gian 3 năm, đến nay đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Gia đình ông Nguyễn Văn Luyện, bà Nguyễn Thị Điều ở ấp Cầu Hai, xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú có 6 ha điều ghép 6 năm tuổi. Vụ điều năm 2019-2020, gia đình ông thu 13 tấn điều thô. Được sự cho phép của gia đình ông Luyện, năm 2020, ThS Đào Trọng Hiền và các cộng sự của mình đã lựa chọn 1 ha điều trong vườn nhà ông làm mô hình phun thử nghiệm phân bón lá nano. Diện tích còn lại gia chủ vẫn chăm sóc, bón phân theo phương thức truyền thống.
Sử dụng phân bón lá nano cho cây điều giai đoạn ra hoa, đậu trái giúp cung cấp dưỡng chất và thúc đẩy tăng năng suất cây trồng nhờ vào kích thước vật liệu đặc biệt nhỏ, tỷ lệ bề mặt/thể tích cao và đặc tính quang học độc đáo. Tất cả vật liệu nano tan trong nước đều có thể được cây hấp thụ hoặc loại thải một cách chọn lọc và những chất cần thiết tham gia vào các phản ứng sinh học thường được cây hấp thụ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng hạt điều, đảm bảo tiêu chuẩn để xuất khẩu trong xu thế hội nhập của nền kinh tế Việt Nam. |
PGS.TS Nguyễn Hoài Châu, nghiên cứu viên cao cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam |
Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật lại phun phân bón lá nano từ giai đoạn cây ra đọt non đến khi đậu trái nên điều phát triển tốt, chồi ra dài hơn, cho trái nhiều và sớm hơn so với vườn đối chứng mà gia đình ông Luyện chăm sóc theo phương thức thông thường. Dự tính năm nay, 1 ha làm mô hình sẽ thu trên 3 tấn điều.
Cũng là một trong 3 hộ tham gia làm mô hình thử nghiệm, vườn điều ghép nhà bà Trần Thị Hoan ở ấp 9, xã Tân Lợi, huyện Đồng Phú năm nay ra nhiều trái hơn. Bà Hoan cho biết, nhờ chăm sóc theo quy trình và phun phân bón lá nano nên vườn điều phát triển tốt hơn hẳn. Đặc biệt, hạt điều to, chắc và đẹp hơn. Nếu như trước đây cứ 130 hạt điều mới được 1kg, thì năm nay chỉ cần 100 hạt điều đã được 1kg hạt lại đều và đẹp nên thương lái rất thích mua.
Để kiểm tra thực tế tình hình thực hiện nhiệm vụ KH&CN “Nghiên cứu và ứng dụng bộ phân bón lá nano làm tăng năng suất cây điều ở Bình Phước”, Sở KH&CN Bình Phước đã thành lập đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát định kỳ. Theo ông Lê Văn Duyệt, Phó trưởng Phòng Quản lý KH&CN, Sở KH&CN, qua theo dõi, đánh giá chất lượng phân bón lá nano cho cây điều tại các mô hình thí nghiệm cho thấy, hiệu quả mang lại rất khả quan. Những vườn phun phân bón lá nano trái to, hạt mẩy, số lượng nhiều hơn, các hộ dân đều cảm thấy phấn khởi với loại phân bón này.