【nhận định bóng đá chính xác hôm nay】Kho bạc phấn đấu hết quý 3 giải ngân vốn đầu tư đạt tối thiểu 60% kế hoạch
Hết tháng 8,ạcphấnđấuhếtquýgiảingânvốnđầutưđạttốithiểukếhoạnhận định bóng đá chính xác hôm nay nhiều bộ, địa phương vẫn "ì ạch" trong giải ngân vốn đầu tư công | |
Hết tháng 8, hàng loạt bộ và địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đầu tư năm 2021 | |
Kho bạc Nhà nước thực hiện quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công |
KBNN sẽ tiếp tục chỉ đạo KBNN các tỉnh, thành phố nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác kiểm soát chi vốn ngân sách nhà nước. |
Tỷ lệ giải ngân thấp hơn cùng kỳ
Theo báo cáo mới nhất của Kho bạc Nhà nước (KBNN), dự kiến đến ngày 31/8/2021, lũy kế thanh toán vốn đầu tư công năm 2021 kiểm soát qua KBNN là 210.780,5 tỷ đồng, bằng 41,7% tổng nguồn vốn thuộc kế hoạch vốn kéo dài và kế hoạch vốn năm 2021 Thủ tướng Chính phủ giao, kiểm soát chi qua KBNN. Số giải ngân này bằng 37,1% tổng nguồn vốn thuộc kế hoạch vốn kéo dài và kế hoạch vốn năm 2021 Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh giao, kiểm soát chi qua KBNN.
Trong đó, dự kiến đến hết ngày 31/8/2021, lũy kế thanh toán vốn đầu tư qua KBNN thuộc kế hoạch năm 2021 là 183.718 tỷ đồng (bằng 42,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). So với cùng kỳ năm 2020, con số này giảm 33.488 tỷ đồng về giá trị và giảm 5,8% so với kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao.
Cùng với đó, dự kiến đến hết ngày 31/8/2021, lũy kế thanh toán vốn đầu tư kéo dài năm 2020 sang năm 2021 qua hệ thống KBNN là 27.062,1 tỷ đồng (trong tổng số vốn 69.003,5 tỷ đồng) bằng 39,2% kế hoạch vốn năm 2020 chuyển sang năm 2021.
Theo KBNN, nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư đạt thấp là do tác động của dịch Covid – 19 từ đầu năm đến nay tại nhiều tỉnh, thành phố phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Đặc biệt 19 tỉnh, thành phía Nam phải thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 19/7/2021 đến nay và thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 24/7/2021 đến nay,... nên đã tác động trực tiếp đến tiến độ triển khai thực hiện, thi công các công trình.
Một nguyên nhân khác là do ảnh hưởng của giá nguyên vật liệu (sắt, thép) tăng đột biến từ đầu năm đến nay cũng phần nào ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
Cũng theo KBNN, việc chưa phân bổ hết số vốn ngân sách nhà nước năm 2021 được giao do nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan do đặc thù của kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2021 triển khai khi kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đến cuối tháng 7/2021 mới được Quốc hội thông qua, nên nhiều dự án khởi công mới chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 phải chờ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 được Quốc hội thông qua mới có cơ sở để phân bổ, giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2021.
Bên cạnh đó, kế hoạch vốn năm 2021 chưa được Thủ tướng Chính phủ giao (vốn Chương trình mục tiêu quốc gia) là 16.000 tỷ đồng (vốn trong nước) do hiện nay các Chương trình mới đang trong giai đoạn lập và thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, số kế hoạch vốn năm 2021 chưa được các bộ, cơ quan trung ương và địa phương triển khai phân bổ chiếm 11,04% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, nên cũng ảnh hưởng đến triển khai, thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021.
Riêng đối với nguồn vốn nước ngoài, KBNN chỉ ra việc chậm giải ngân vốn đầu tư công là do sự phản hồi của nhà tài trợ ODA khi được xin ý kiến rất chậm, đặc biệt là song phương, thời gian thẩm định và phê duyệt tài liệu đấu thầu của nhà tài trợ chậm, dẫn đến thời gian lựa chọn nhà thầu kéo dài hơn, chậm trao hợp đồng so với các dự án trong nước.
Bên cạnh đó, theo KBNN, tháng 1/2021 là thời điểm các chủ đầu tư tập trung hoàn thiện hồ sơ thanh toán vốn đầu tư công năm 2020 với số vốn khoảng 51.065,6 tỷ đồng và làm thủ tục kéo dài kế hoạch vốn năm 2020 sang năm 2021. Hơn nữa, tháng 2/2021 trùng với kỳ nghỉ tết Nguyên đán nên các yếu tố đó cũng góp phần ảnh hưởng đến tiến độ thanh toán kế hoạch vốn năm 2021.
Phấn đấu hết quý 3 giải ngân đạt tối thiểu 60% kế hoạch
Những tháng còn lại của năm 2021, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, KBNN sẽ tiếp tục chỉ đạo KBNN các tỉnh, thành phố nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác kiểm soát chi vốn ngân sách nhà nước qua KBNN; đảm bảo kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, chủ động phối hợp với chủ đầu tư để kịp thời nắm bắt các vướng mắc trong quá trình thực hiện giải ngân vốn đầu tư, tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ; đôn đốc chủ đầu tư có khối lượng đến đâu thì làm thủ tục nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán ngay gửi KBNN, tránh dồn khối lượng thanh toán vào cuối năm.
Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công thuộc kế hoạch năm 2021 và đạt được mục tiêu: ”Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư ngân sách nhà nước năm 2021 đạt 95% -100% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao từ đầu năm, trong đó đến hết quý 3 năm 2021 giải ngân đạt tối thiểu 60% kế hoạch” theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 63/NĐ-CP, KBNN đề nghị cấp có thẩm quyền sớm hoàn thiện các thủ tục đầu tư đối với (vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia) để khẩn trương hoàn thành việc giao số vốn Chương trình mục tiêu quốc gia kế hoạch năm 2021 là 16.000 tỷ đồng tới các chủ đầu tư, làm căn cứ triển khai thực hiện.
KBNN cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương sớm giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để các đơn vị thuộc và trực thuộc triển khai thực hiện các dự án thuộc kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đảm bảo hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.
Đáng chú ý, hiện nay, vốn đầu tư công của bộ, ngành và địa phương chưa phân bổ chiếm 11,04% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao năm 2021. Do đó, KBNN đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, khẩn trương phân bổ nốt số kế hoạch vốn còn lại năm 2021 cho các chủ đầu tư làm cơ sở triển khai, thực hiện.
Bên cạnh đó, chỉ đạo chủ đầu tư khẩn trương nghiệm thu khối lượng, hoàn thiện hồ sơ thủ tục gửi KBNN làm cơ sở kiểm soát thanh toán vốn đầu tư; thực hiện rà soát, nắm bắt tiến độ thực hiện của tất cả các dự án trong phạm vi quản lý của bộ, ngành và địa phương để thực hiện điều chỉnh kế hoạch vốn từ các dự án không có hiệu quả, chậm giải ngân sang dự án có tiến độ giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn để sớm hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng phát huy hiệu quả, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ. Đồng thời, gửi KBNN làm cơ sở kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư công.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Những cuốn sách cho phép 'trông mặt mà bắt hình dong'
- ·Những khó khăn, thách thức đối với doanh nghiệp trong xu hướng tiêu dùng xanh
- ·Những tín hiệu vui của nông nghiệp công nghệ cao Vĩnh Phúc
- ·Để có mô hình trang trại sinh thái, trung hòa carbon, Vinamilk chuẩn bị thế nào?
- ·Microsoft sắp phát hành bộ lập trình cho kính thực tế ảo HoloLens
- ·Giảm ô nhiễm nhựa – không thể trì hoãn
- ·Quản lý rác thải nhựa bằng việc nâng cao ý thức và thói quen tiêu dùng
- ·Cách doanh nghiệp sữa tiếp cận bài toán xuất khẩu 'xanh'
- ·Galaxy Note 7 chưa bị thu hồi sẽ bị khóa từ xa
- ·Quản lý rác thải nhựa bằng việc nâng cao ý thức và thói quen tiêu dùng
- ·Những điều kiện cần để Logistics trở thành “mạch máu của nền kinh tế”
- ·Vi phạm về bảo vệ môi trường bị xử lý thế nào?
- ·Chung tay xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên
- ·Phân loại rác tại nguồn: Hơn 300 mô hình ra đời, chung tay bảo vệ môi trường
- ·Lãi suất cho vay tiếp đà giảm 0,44%, song có thể đảo chiều tăng năm 2025
- ·Chai nhựa, túi nylon đang hủy diệt môi trường Việt Nam ra sao?
- ·Sinh viên tham gia cuộc thi tranh biện Giao thông xanh
- ·Chống rác thải nhựa: Cần thay đổi nhận thức từ người dân đến doanh nghiệp
- ·Huyện Sóc Sơn sẽ cưỡng chế các công trình 'xẻ thịt' đất rừng
- ·Vai trò của doanh nghiệp trong thu gom, tái chế rác thải nhựa tại Việt Nam