发布时间:2025-01-10 18:36:30 来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín
Sín Thầu - xã vùng cao nằm ở phía cực Tây Bắc của huyện Mường Nhé,ônghồngthépgiữangãbiêngiớicựcTâyTổquốket. qua. bong da là nơi có ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc.
Là một phụ nữ dân tộc Hà Nhì, chị Pờ Mỳ Lế nhớ mãi giây phút hồi hộp nhận quyết định làm Bí thư xã.
“Trong 3 tháng đầu nhận quyết định, tôi lo lắng đến sút cân. Ở Sín Thầu, việc một phụ nữ lên lãnh đạo công tác Đảng là chưa có tiền lệ, điều này là một trong những lý do khiến tôi cảm thấy áp lực”, chị Lế tâm sự.
Bí thư xã Sín Thầu Pờ Mỳ Lế |
Khởi sắc
Theo chị Lế, xã Sín Thầu có hơn 90% là đồng bào người dân tộc Hà Nhì, trải qua nhiều thế hệ, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn thấp thoáng trong nhiều nếp nhà của người dân.
“Tôi công tác với niềm tin phải thành công để chứng minh rằng, người phụ nữ Hà Nhì có thể gánh vác được việc lớn”, chị Lế nói.
Hai mục tiêu mà nữ Bí thư đặt ra cho nhiệm kỳ của mình là thay đổi nhận thức của người dân về phát triển kinh tế, giúp người dân thoát nghèo và đưa chủ trương của Đảng vận dụng vào thực tiễn.
Trong chưa đầy 1 nhiệm kỳ, chị Pờ Mỳ Lế cùng tập thể cán bộ, đảng viên trong xã đã góp phần làm khởi sắc xã vùng biên viễn qua những con số biết nói.
Từ một xã có trên 70% là hộ nghèo, đến tháng 6/2019, con số này đã giảm còn xấp xỉ 30%. Sín Thầu đã hoàn thành 18/19 tiêu chí để hướng đến xã nông thôn mới.
Người dân Sín Thầu thu hoạch vụ mùa |
Theo thống kê của xã Sín Thầu, hiện tại toàn xã gieo trồng được gần 150ha lúa, hơn 100ha cây ngô được gieo trồng (vượt kế hoạch gần 20ha đề ra), có gần 6.000 gia súc, gia cầm tăng trưởng đều. Việc tuốt lúa được máy móc hỗ trợ ngay trên ruộng.
Câu chuyện về những lão nông nơi đây với mô hình làm trang trại chăn nuôi, số vốn rót vào hàng trăm triệu không còn xa lạ. Sự bạo dạn trong đầu tư ấy, bắt nguồn từ những đảng viên nêu gương trong phát triển kinh tế.
Anh Lý Ná Na (SN 1977, trú bản Tá Miếu) là một trong những bí thư chi bộ có tư duy làm kinh tế táo bạo của bản. Đầu năm nay, thay vì chăn nuôi trâu bò nhỏ lẻ, anh đầu tư hơn 300 triệu để làm mô hình trang trại bò với tổng đàn ban đầu gần 40 con.
Trang trại bò của bí thư bản Tá Miếu Lý Ná Na |
“Là người đầu tiên trong bản đầu tư trang trại, trước khi mua bò, tôi đã được huyện tập huấn cách nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật để phòng tránh các bệnh cho trâu bò khi thời tiết lạnh giá hay mưa gió”, lời anh Na.
Bí thư bản Tá Miếu trải lòng: “Người dân vẫn giữ thói quen chăn nuôi trâu, bò thả rông. Là đảng viên, bí thư đảng ủy xã khích lệ tôi làm gương, nhiệm vụ của tôi là phải làm thành công mô hình này để phát triển kinh tế gia đình, từ đó dân bản nhìn thấy sẽ thay đổi tư duy làm kinh tế”.
Cuộc họp chi bộ ở bản ngã 3 biên
Đầu tháng 10, một cuộc họp chi bộ định kỳ tại bản A Pa Chải được tổ chức ngay tại nhà của Bí thư chi bộ Pờ Sang Phù (SN 1958, nguyên bí thư đảng ủy xã).
Các ý kiến được đưa ra bàn luận, các đảng viên tập trung tháo gỡ những vướng mắc mà địa phương đang đối mặt.
Phó bí thư Lã Quý Bằng (cán bộ biên phòng tăng cường) nêu 2 vấn đề lớn mới xảy ra. Đó là tháo gỡ khó khăn do dịch tả lợn châu Phi và vấn đề ngô cứ trồng lên là chết hàng loạt.
Buổi họp chi bộ tại bản A Pa Chải |
“Các đảng viên, đặc biệt là những người sống tại bản phải là người nắm thực tế, phân tích cho bà con hiểu nguyên nhân của dịch tả lợn là do việc mua thực phẩm từ bên ngoài vào gây lây lan, sau đó vận động bà con cùng tham gia đẩy lùi dịch. Kết quả bản A Pa Chải là bản đầu tiên dập dịch thành công ở Sín Thầu”, anh Bằng nêu.
Anh Bằng tiếp tục dẫn chứng việc hạn hán kéo dài hồi tháng 4 khiến cây ngô cứ trồng là chết. Trong khi ngô là nguồn chính để chăn nuôi, các đảng viên phải đồng hành, thuyết phục bà con không chán nản. Kết quả, vụ mùa tuy sản lượng không cao, nhưng đảm bảo lương thực.
Buổi kết nghĩa vùng biên
Nhìn lại chặng đường 4 năm làm bí thư đảng ủy xã, với chị Pờ Mỳ Lế dù còn nhiều thử thách, nhưng có những mục tiêu đặt ra chị cảm thấy ấm lòng và vững tin cho hành trình phía trước.
Ông Lã Quý Bằng (giữa) tại cuộc họp chi bộ |
“Tôi rất vui khi trong 4 năm qua, số đảng viên của xã tăng lên gấp đôi, từ 42 người lên 82 người với 11 chi bộ trực thuộc.
Những đảng viên ở vùng biên có vai trò đặc biệt quan trọng. Họ là những người ưu tú, lời nói của họ trong bản có sức nặng rất lớn khi đưa đường lối của Đảng, Nhà nước đến thôn bản”, chị Lế tự hào.
Phụ nữ TT Khúc Thủy (TQ) chia sẻ kinh nghiệm với phụ nữ xã Sín Thầu. Ảnh: Báo Điện Biên Phủ |
Nữ Bí thư Sín Thầu kể lại buổi lễ kết nghĩa giữa Sín Thầu với thị trấn Khúc Thủy, huyện Giang Thành, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
“Hôm ấy là 20/1/2015, buổi lễ kết nghĩa giữa 2 địa phương được tổ chức tại xã Sín Thầu. Giữa 2 địa phương có nhiều điểm chung khi có số đông người Hà Nhì sinh sống, nhiều nét văn hóa giao thoa.
Hai bên có những buổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm làm kinh tế. Điều quan trọng, việc chung sống hòa bình ở vùng biên luôn là mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta hướng đến để tập trung phát triển kinh tế, xã hội”, nữ Bí thư cho biết.
Bí thư huyện ủy Mường Nhé Nguyễn Quang Sáng nhìn nhận: “Nữ Bí thư Pờ Mỳ Lế là người có trình độ, trong công tác đảng đã làm được những điều tích cực, ấn tượng, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện xã vùng biên có vị trí trọng yếu”.
Đoàn Bổng
Ngày nhận quyết định của tổ chức về làm Bí thư huyện ủy Mường Nhé (Điện Biên), ông Nguyễn Quang Sáng tự nhủ phải dồn hết sức và trí lực để đưa huyện vùng biên phát triển.
相关文章
随便看看