Đây được xem là sự bắt đầu một kỷ nguyên mới như là một công ty hoàn toàn độc lập,ẩnbịlênsànchứngkhoántạiquênhàfc ktp tách hẳn ra khỏi sự phụ thuộc với hãng xe mẹ Fiat Chrysler Automobiles. Cái tên Ferrari từ lâu vốn nổi tiếng toàn thế giới bởi đội đua công thức 1 huyền thoại Scuderia Ferrari, đã giành tới 15 chức vô địch cá nhân và 16 chức vô địch đồng đội, nhiều hơn bất kỳ đội xe đua nào trên đường chạy F1. Còn trên bình diện xe dân dụng, những chiếc siêu xe có logo hình chú ngựa sắt tung vó cũng luôn làm giới mộ điệu ô tô thể thao “phát sốt” vì sự khan hiếm và mức giá lên đến hàng triệu USD.
Trong phiên giao dịch hôm thứ 2 vừa qua, ngày làm việc đầu tiên của năm mới 2016, hãng xe siêu sang này, với tên mã RACE, đã khởi đầu phiên giao dịch tại New York với giá trị cổ phiếu ở mức 43 Eur (46,58 USD) và kết thúc phiên ở 41,9 Eur (45,4 USD). Ferrari đã lần đầu bán cổ phiếu rộng rãi ra công chúng hôm 20/10 vừa qua. Ngay ngày đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán phố Wall, họ đã thu về gần 10 triệu USD với giá khởi điểm mỗi cổ phiếu là 52 USD. Khi sàn NYSE đóng cửa vào ngày cuối cùng của năm 2015, con số này là 48 USD.
Sau khi tách hoàn toàn khỏi Fiat Chrysler, công ty mới được điều hành bởi Exor SpA - chiếm giữ 23,5% cổ phần, và tỷ phú Piero Ferrari - giữ 10% cổ phần. Exor là công ty đầu tư của gia tộc nhà tài phiệt Agnelli, cũng là những người đang nắm quyền kiểm soát Fiat Chrysler Automobiles, trong khi Piero chính là con trai của Enzo - nhà sáng lập huyền thoại của hãng xe Ferrari.
Việc niêm yết ngay tại Milan, Italy - quê hương của hãng siêu xe, được xem như “mở ra một chương mới trong lịch sử” của họ. Chủ tịch Sergio Marchionne gọi bước phát triển này là “một ngưỡng mới, một sự khởi đầu mới” cho thương hiệu uy tín bậc nhất hành tinh.
LaFerrari, siêu xe thể thao sử dụng động cơ hybrid mạnh mẽ nhất - Ảnh: Ferrari
Tuy vậy, giới chuyên gia cho rằng Marchionne cần hết sức cẩn thận với bất cứ kế hoạch nào để mở rộng thương hiệu Ferrari, mà trước nay giá trị vẫn gắn liền với sự khan hiếm và tính độc quyền. Chủ tịch hãng xe này có vẻ đang muốn biến Ferrari thành một công ty bán hàng xa xỉ để gây lợi nhuận, hơn là giữ vững sự uy tín của thương hiệu độc tôn này. Hãng xe Italy tiết lộ họ dự kiến sẽ phá vỡ giới hạn sản xuất 7000 chiếc mỗi năm, để tăng sản lượng thêm 30% lên thành 9.000 chiếc bắt đầu từ 2019.
Từ trước đến nay, mỗi khi Ferrari cho ra mắt một mẫu xe mới, kể cả những đại gia siêu giầu cũng sẽ phải nằm trong danh sách chờ tối thiểu 1 năm để đợi đến lượt mua. Lúc này, ưu đãi về quyền mua xe chỉ dành cho những người đã từng sở hữu những chiếc Ferrari trong quá khứ. Và không như hầu hết các hãng ô tô bình thường khác, những người sở hữu Ferrari thường bán lại siêu xe của mình được gần nguyên giá trị như lúc mua. Với một số mẫu xe cũ khan hiếm, thậm chí giá bán lại còn đắt hơn nhiều lần xe mới.
Giới mộ điệu siêu xe này cho rằng, sẽ không khác gì một ‘thảm họa’ nếu có quá nhiều chiếc Ferrari được bán ra, vì điều đó gây ảnh hưởng đến giá trị và niềm tự hào đối với bộ sưu tập của họ. Chủ tịch Sergio Marchionne có vẻ cũng nhận thức được điều này. Ông từng nhận xét trong 1 cuộc họp báo rằng “Ferrari có lẽ là thương hiệu khó mở rộng nhất hành tinh”, và công ty sẽ “luôn tránh làm những điều to tát nhưng ngu ngốc”.
“Chúng tôi không bán ô tô, chúng tôi bán những giấc mơ” - cựu chủ tịch Luca di Montezemolo từng tuyên bố như thế. Đại diện hãng xe Italy cũng cho biết họ “vẫn sẽ bảo đảm danh tiếng về sự độc quyền và khan hiếm đối với tất cả các mẫu xe, đồng thời theo dõi và duy trì số lượng xe sản xuất, cũng như tiếp tục dùng ‘danh sách chờ’ để đảm bảo giấc mơ mang tên Ferrari sẽ luôn được duy trì cho giới mộ điệu siêu xe thể thao”./.
Ngọc Vũ (theo CNBC)