Nghe Podcast:: Với sự quan tâm,ọngđấtChnRồtai xiu 23/4 hỗ trợ của Chính phủ, sự sáng tạo, tư duy đổi mới cùng khát khao vươn lên của những người con đồng bằng, vùng đất Chín Rồng được kỳ vọng sẽ phát triển bứt phá, sẵn sàng đón vận hội từ làn sóng đầu tư mới, tạo đà cho năm Quý Mão và những năm tiếp theo. Phát triển các doanh nghiệp lớn, góp phần giữ chân lao động ở lại địa phương. Bốn mắc xích quan trọng Nếu đến ĐBSCL đúng vào thời điểm những cánh đồng đến kỳ thu hoạch, chúng ta dễ dàng nhận ra sự thay đổi trong cách sản xuất của bà con. Máy móc đã thay thế cho sức người trong các công việc cắt lúa thay cho cắt tay truyền thống, vừa đạt năng suất, vừa hiệu quả kinh tế. So với hơn chục năm trước, đây là điều đáng mừng, nhưng xét trên bình diện chung của thời đại công nghiệp 4.0, bao nhiêu đó là chưa đủ. Báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2022 chỉ ra rằng, ĐBSCL đối diện 11 thách thức lớn ở ba phương diện kinh tế, xã hội và môi trường. Về kinh tế, ĐBSCL được giao sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu, nhưng lại không giúp nước ta trở nên thịnh vượng. Lĩnh vực nông nghiệp ở Hậu Giang không ngừng phát triển. Thứ hai, nông nghiệp của vùng dựa chủ yếu vào kinh tế nông hộ với diện tích đất canh tác nhỏ và manh mún, là rào cản trong việc chuyển trọng tâm từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Ngoài ra, tỷ trọng vốn đầu tư của ĐBSCL thấp hơn nhiều so với tỷ trọng đóng góp về GDP hay dân số, thu và chi ngân sách nhà nước trên đầu người của ĐBSCL cũng thấp hơn so với mức bình quân cả nước. Hệ quả là ĐBSCL mặc dù giàu có về tài nguyên, phong phú về tiềm năng nhưng tiếp tục tụt hậu về mặt kinh tế. Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ), cho biết: Về ngân sách nếu được đầu tư tốt hơn, ĐBSCL sẽ cải thiện được về hạ tầng, khi có hạ tầng tốt sẽ thu hút đầu tư, người dân không phải di cư và thu nhập tăng lên. Lao động tại ĐBSCL có trình độ thấp, khi có việc làm, họ sẽ được đào tạo và thu nhập cao hơn. Cơ cấu, cấu trúc kinh tế của ĐBSCL bị vòng lặp trong vấn đề sản xuất, nông nghiệp, thương mại - dịch vụ. Trong nông nghiệp với quan điểm, tư duy về an ninh lương thực nếu không tháo gỡ sẽ không thay đổi cơ cấu sản xuất sẽ khó thu được giá trị cao hơn. Ngoài ra, lần đầu tiên trong 2 thập kỷ qua, ĐBSCL có mức tăng trưởng kinh tế thấp hơn bình quân cả nước, với mức tăng trưởng (GRDP) vùng giảm sâu, -0,43% năm 2021, thấp nhất trong lịch sử phát triển của ĐBSCL. Giai đoạn 2016-2020, không có thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế của vùng, công nghiệp và thương mại dịch vụ chưa đủ sức để trở thành trụ cột của nền kinh tế, đóng góp của ngành công nghiệp chế biến ngày một suy giảm. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành vốn là thế mạnh của vùng, nhưng nay đã suy giảm so với các vùng kinh tế khác và các nguồn vốn huy động từ tín dụng, thu hút FDI vẫn còn thấp so với tiềm năng. Vì vậy, theo ông Nguyễn Phương Lam, có 4 mắt xích quan trọng nhất mà nhóm nghiên cứu khuyến nghị cần phải đảo ngược. Đó là thay đổi quan điểm về an ninh lương thực và kiên quyết giữ diện tích đất lúa. Thứ hai, đảo ngược tình trạng đầu tư cho vùng ĐBSCL. Một ưu tiên hàng đầu của ĐBSCL trong 10, thậm chí 20 năm tới là khẩn trương hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, giảm chi phí logistics, đồng thời kết nối thuận lợi với các thị trường chính, cả trong nước và xuất khẩu thì ĐBSCL mới có sức hút với các nhà đầu tư. Thứ ba, là đảo ngược số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Thu hút thêm các dự án đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội sẽ góp phần hạn chế di cư. Tìm cách cải thiện kiến thức, kỹ năng và thái độ của người lao động trong vùng, để chuẩn bị cho nền kinh tế ĐBSCL trong tương lai. Thứ tư, là giải phóng sức sống của khu vực nông nghiệp và tình trạng suy thoái môi trường... Một góc Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh. Theo lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh ĐBSCL cần tạo ra nhiều việc làm cho người dân ở nông thôn để hạn chế việc di dân. Trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới sắp tới, các tỉnh, thành cần phải chú trọng phát triển kinh tế nông thôn, đồng thời cần phải thay đổi tư duy từ sản lượng lương thực sang giá trị lương thực. Quy hoạch, đầu tư đồng bộ Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Chính phủ và Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định rõ Tư duy mới - Tầm nhìn mới - Cơ hội mới - Giá trị mới cho vùng ĐBSCL. Quy hoạch là tiền đề, cơ sở quan trọng để quy hoạch lại quá trình sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, các tỉnh ĐBSCL cần tiếp tục ngồi lại với nhau, có những cuộc trao đổi thấu đáo, sâu hơn, kỹ hơn về các vấn đề mà quy hoạch tích hợp đã đề ra, những điểm nào là những điểm tốt nhất, khả thi nhất, có thể làm được ngay thì bàn với nhau để thực hiện nhanh nhất. Đề xuất với Nhà nước có những chính sách cụ thể về thời gian, trách nhiệm từng bộ, từng ngành một và những chế tài để thực hiện cho bằng được những gì khả thi cao. “Ngoài việc xây dựng các cơ chế, chính sách để triển khai quy hoạch vùng thì ĐBSCL cũng rất cần xây dựng được các chính sách phù hợp để thu hút đầu tư, phát triển nguồn nhân lực và thể chế để tháo gỡ những nút thắt, thúc đẩy phát triển vùng”, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhấn mạnh. Doanh nghiệp Hậu Giang ngày càng lớn mạnh, khẳng định được uy tín, vị thế trong vùng và cả nước. Còn theo Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Trường Đại học Fulbright Việt Nam, ĐBSCL đang đứng trước một loạt những cơ hội. Đầu tiên là tăng trưởng xanh với chuyển đổi số, với kinh tế tuần hoàn. Kế đến là trong quy hoạch tích hợp thì đưa vào khái niệm đó là hình thành các trung tâm đầu mối; trong đó, có một trung tâm khổng lồ đặt ở Cần Thơ và 7 trung tâm đầu mối ở 7 địa phương khác gắn liền với cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cảng biển, giao thông và logistics… Các địa phương nên tự xây dựng cho mình một quy hoạch có tầm nhìn dài hạn. Hiện nay, chúng ta thường bị chi phối bởi nhiệm kỳ, mà nền kinh tế của cả nước ta nói chung, ĐBSCL nói riêng, cũng như mỗi tỉnh, thành thì ranh giới hành chính, ranh giới kinh tế thường bị chồng chéo với nhau. Vì vậy, chúng ta có quy hoạch vùng để phá vỡ những ranh giới đấy. Khi phá vỡ được ranh giới về không gian, kéo dài được thời gian sẽ có cái nhìn đầy đủ và có chiều sâu hơn về phát triển. Thứ hai, các vùng sinh thái được chia ra làm 3 vùng lớn, sau đó tới 14 vùng nhỏ hơn và 36 tiểu vùng. Các tiểu vùng, các vùng này sẽ có mức độ chuyên môn hóa về ngành nghề, về sản xuất nông nghiệp hay lĩnh vực sản xuất công nghiệp,... Các tỉnh, thành nhìn vào quy hoạch có thể thấy mình ở đâu trong bức tranh chung, từ đó có cách làm thích hợp hơn. “Phải có sự hiện diện, có tiếng nói của doanh nghiệp, người dân. Vì quy hoạch thông thường được coi là công cụ của nhà nước trong việc quản lý và phát triển kinh tế, nếu người dân và doanh nghiệp không thấy mình được lợi ích gì thì họ sẽ không đồng hành với quy hoạch”, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh nêu quan điểm. “Đổi mới, đột phá, quyết tâm, khát vọng” Tại Hậu Giang, với phương châm “Đổi mới, đột phá, quyết tâm, khát vọng”, sự phát triển của tỉnh đang bật lên ở khu vực ĐBSCL. Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh cả năm 2022 đạt khoảng 14%. Tỉnh nhỏ nuôi khát vọng lớn, địa phương đang tập trung xây dựng quy hoạch phát triển tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo nhận định của Thường trực Tỉnh ủy, ba nút thắt lớn nhất hiện nay là thiếu quy hoạch; hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông các khu công nghiệp, điện, nước; nguồn nhân lực và các vấn đề liên quan đến xã hội. Tuy vậy, tỉnh đang đứng trước thời cơ thay đổi, đột phá và phát triển. Công tác lập quy hoạch có ý nghĩa quan trọng để hiện thực hóa cơ hội, tiềm năng. Ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy cho rằng: Quy hoạch là khởi nguồn của sự phát triển, là công cụ quan trọng của công tác quản lý nhà nước, là khung pháp lý cho việc đầu tư phát triển các lĩnh vực. Bí thư Tỉnh ủy, nhắc lại lời của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Muốn phát triển tốt là phải có quy hoạch tốt, có quy hoạch tốt thì sẽ có dự án tốt, có dự án tốt thì sẽ có nhà đầu tư tốt”. Quy hoạch cần nhận thức đầy đủ quan điểm này, kết quả là có nhà đầu tư tốt sẽ tạo việc làm, có nguồn thu ngân sách tốt và có nguồn thu ngân sách tốt sẽ nâng cấp hạ tầng giao thông và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân tốt”. “Để đưa Hậu Giang vượt qua khó khăn, đưa vòng xoáy đảo chiều đi lên, tạo động lực để Hậu Giang phát triển nhanh và bền vững, Chương trình hành động thực hiện nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIV (Chương trình 50) của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã xác định 3 nhiệm vụ đột phá với tinh thần đổi mới, quyết tâm và khát vọng vươn lên: như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách; xây dựng chiến lược phát triển và quy hoạch tỉnh Hậu Giang...” MỘNG TOÀN |