Thông tư 172 đã có những hướng dẫn cụ thể về tổ chức xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá,ướngdẫnmớivềquảnlýtàisảnviphạmhànhchíxếp hạng ngoại hạng đức vật phẩm dễ bị hư hỏng. Cụ thể, đối với hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng xử lý theo hình thức bán trực tiếp, người ra quyết định tạm giữ tang vật theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quyết định và tổ chức bán ngay hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm tổ chức đánh giá chất lượng hàng hoá, vật phẩm bán ra; trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ mời cơ quan chuyên môn để phối hợp đánh giá chất lượng hàng hoá, vật phẩm.
Giá bán hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng do người ra quyết định tạm giữ tang vật xác định căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính và chất lượng của hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng; trường hợp không thể áp dụng được căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì người ra quyết định tạm giữ phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan tài chính tại địa bàn xảy ra vi phạm để xác định giá bán.
Đối với hàng hoá, vật phẩm xử lý theo hình thức tiêu huỷ, người ra quyết định tạm giữ thành lập Hội đồng xử lý để tiêu huỷ các hàng hoá, vật phẩm bị hư hỏng quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
Thông tư còn quy định, đối với tang vật là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng chưa có quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước thì toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tang vật là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng phải gửi vào tài khoản tạm giữ của cơ quan người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước.
Trong trường hợp tang vật không bị tịch thu sung quỹ nhà nước thì toàn bộ số tiền thu được phải trả cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/1/2014./.
Đàm Tuấn