Ảnh T.L minh họa. TheĐịaphươngchưachủđộngbốtrívốnkhuyếnkhíchđầutưnôngnghiệdudoan bongda homnayo báo cáo, tổng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương (NSTƯ) cho các địa phương thực hiện Nghị định 210 trong 3 năm 2015, 2016, 2017 là 279,5 tỷ đồng/tổng số 379,5 tỷ đồng cam kết hỗ trợ theo các văn bản thẩm định nguồn vốn và cân đối vốn NSTƯ. Tổng số dự án được hỗ trợ là 64 dự án của 23 địa phương, với tổng mức đầu tư là 6.400,9 tỷ đồng. Tỷ lệ vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước/tổng mức đầu tư dự án tương đương 5,93%.
Đối với ngân sách địa phương (NSĐP), đến hết ngày 30/9/2016, các địa phương đã cam kết hỗ trợ khoảng 200 tỷ đồng cho các dự án đầu tư vào NNNT theo quy định tại Nghị định 210. Theo Bộ KH&ĐT, khoản vốn hỗ trợ từ NSĐP trên là chưa đảm bảo theo quy định tại Điều 17, Nghị định 210 (hằng năm địa phương chi tối thiểu từ 2-5% NSĐP).
Báo cáo đánh giá các nội dung hỗ trợ tại Nghị định là khá phù hợp khi đã giải quyết một số khó khăn, rủi ro cho doanh nghiệp (DN) khi đầu tư vào NNNT. Quá trình thực hiện đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng DN.
Các khoản hỗ trợ trực tiếp từ NSNN cho DN được thiết kế theo hỗ trợ phần trăm mức đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng không quá một mức giá trị tuyệt đối; DN chỉ cần đảm bảo các điều kiện về quy mô, tiêu chuẩn dự án đầu tư theo quy định sẽ được Nhà nước hỗ trợ sau đầu tư, do vậy sẽ đảm bảo minh bạch khi thực hiện. Hơn nữa, khi DN ước lượng được khoản hỗ trợ từ chính sách, sẽ tính toán được vốn đầu tư, lợi nhuận đầu tư, tạo thuận lợi cho việc thu hút đầu tư.
Về cơ chế tài chính, đã có quy định cụ thể về nguồn vốn và cơ chế hỗ trợ đầu tư, trong đó quy định cụ thể về tỷ lệ nguồn vốn hỗ trợ giữa Trung ương và địa phương nhằm nâng cao trách nhiệm của địa phương trong thực hiện chính sách; quy định cụ thể tỷ lệ hỗ trợ giữa Trung ương và địa phương theo từng dự án nhằm đảm bảo địa phương căn cứ vào khả năng cân đối NSĐP và nhu cầu đầu tư thực tế để đề nghị hỗ trợ một phần từ NSTƯ.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng nảy sinh nhiều vướng mắc, hạn chế cần khắc phục. Đó là thủ tục hành chính để nhận được hỗ trợ không đơn giản khi có khoảng 15 bước. Các thủ tục liên quan đến dự án đầu tư về đất đai (đối với dự án mới đề nghị giao hoặc thuê đất) theo Luật Đất đai, thủ tục về cấp phép xây dựng theo Luật Xây dựng, thủ tục về lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường làm mất nhiều thời gian, nguồn lực của DN, dẫn đến triển khai các dự án chậm.
Những ưu đãi đất đai như Nhà nước ưu đãi miễn, giảm tiền sử dụng đất; chuyển mục đích sử dụng đất của nhà đầu tư thực hiện dự án NNNT khi được Nhà nước giao đất… chưa phù hợp với Luật Đất đai năm 2013.
Về nguồn vốn hỗ trợ, các địa phương đề nghị hỗ trợ từ NSTƯ hầu hết là các địa phương khó khăn, chưa thực sự vào cuộc dẫn đến chưa bố trí vốn đối ứng từ NSĐP. Trong quá trình xây dựng kế hoạch năm 2016, nhiều địa phương không bố trí vốn Chương trình mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp, phòng chống giảm nhẹ thiên tai và ổn định đời sống dân cư để thực hiện chính sách khuyến khích DN theo Nghị định 210. Tương tự năm 2017, khi Chính phủ có chủ trương giao tổng số vốn NSTƯ hỗ trợ để các địa phương chủ động bố trí vốn cho các ngành, lĩnh vực, các tỉnh bố trí vốn thực hiện Nghị định 210 là rất ít. Để khắc phục những bất cập này, Bộ KH&ĐT vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định mới thay thế Nghị định 210, nhằm xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư vào nông nghiệp một cách cụ thể và thiết thực, đặc biệt chính sách hỗ trợ về tích tụ đất đai như hỗ trợ tiền thuê đất của dân, kinh phí chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, chi phí đào tạo lại cho nông dân và truyền thông xúc tiến thương mại.... D.A |