游客发表

【bong đá lu vip】Tổ chức giám sát chặt chẽ việc thực hiện công tác quy hoạch

发帖时间:2025-01-11 05:59:33

Cuối tuần qua,ổchứcgimstchặtchẽviệcthựchiệncngtcquyhoạbong đá lu vip Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh đã có buổi họp Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành” trước khi thông qua kết quả giám sát.

Quang cảnh cuộc họp Đoàn giám sát.

Tại đây, bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn giám sát chuyên đề, cho biết, thực hiện Kế hoạch số 10 của Đoàn giám sát của Quốc hội, Thường trực HĐND tỉnh đã thành lập Đoàn giám sát và kế hoạch giám sát chuyên đề  “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành”. Đến nay, Đoàn đã hoàn thành dự thảo báo cáo kết quả giám sát đối với nội dung này.

Một số kết quả đạt được

Theo báo cáo của UBND tỉnh, thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch được ban hành đối với công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, Hậu Giang đã kịp thời ban hành các văn bản trong tổ chức lập quy hoạch tỉnh. Theo đó, đã ban hành Quyết định số 1445 phê duyệt về tổng kinh phí lập quy hoạch, với tổng kinh phí gần 55 tỉ đồng từ nguồn vốn đầu tư công. Hiện đã cân đối nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn ngân sách địa phương giai đoạn 2016-2021 và 2021-2025.

Về công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị, tỉnh hiện có 8 đơn vị hành chính, bao gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện. Tất cả các trung tâm huyện lỵ, tỉnh lỵ đã có quy hoạch chung đô thị được phê duyệt. UBND tỉnh cũng đã phê duyệt 100% đồ án quy hoạch chung đô thị đối với các đô thị loại V. Tỷ lệ phủ kín diện tích quy hoạch chi tiết trên diện tích quy hoạch chung đô thị được duyệt đạt khoảng 37,9%.

Thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo UBND huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đô thị nhằm nâng cao tỷ lệ phủ kín các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh.

Qua công tác rà soát quy hoạch hết hiệu lực theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 59 Luật Quy hoạch và việc ban hành chính sách thay thế trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã tiến hành rà soát, tổng hợp danh mục các quy hoạch đã được phê duyệt còn hiệu lực; các quy hoạch đang tiến hành lập mới, điều chỉnh, thẩm định mà chưa được phê duyệt. Từ đó, chỉ đạo sở, ngành dừng việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch ngành, sản phẩm trên địa bàn tỉnh đang lập dang dở, đồng thời tiến hành xử lý các tồn tại theo quy định của pháp luật.

Đến nay, UBND tỉnh đã tổ chức rà soát và bãi bỏ đối với 3 quy hoạch hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể do tỉnh quản lý thuộc đối tượng quy định của Luật Quy hoạch. Đó là quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá da trơn tỉnh Hậu Giang đến năm 2020; quy hoạch phát triển hệ thống chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 và quy hoạch hệ thống cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

Các hạn chế cần khắc phục

Ông Đặng Cao Trí, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, Phó Trưởng Đoàn giám sát, đánh giá, trên cơ sở báo cáo của UBND tỉnh, Đoàn giám sát cho rằng trong công tác lập quy hoạch của tỉnh đã chậm khoảng 10 tháng so với Quyết định số 952 của Thủ tướng Chính phủ. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác đấu thầu không thành công và ảnh hưởng của việc giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, tỷ lệ phủ kín đồ án quy hoạch phân khu đạt 65%, quy hoạch chi tiết đạt 37,9%, cho thấy tiến độ thực hiện lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết còn khá chậm. Tính thống nhất giữa quy hoạch từng lúc chưa cao, việc điều chỉnh quy hoạch còn bị động, mang tính cục bộ, chưa toàn diện; công tác quản lý trật tự xây dựng một số nơi chưa được kiểm soát chặt, dẫn đến tình trạng xây dựng sai phép, không phép, sai quy hoạch còn diễn ra.

Về tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh còn thấp 28,3%, so với trung bình cả nước khoảng 40%. Một số đồ án quy hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; việc định hướng phát triển hạ tầng - kinh tế trong từng giai đoạn chưa tương xứng với nguồn lực thực hiện quy hoạch, thiếu tính đồng bộ và khả thi.

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do nguồn lực đầu tư của tỉnh hạn hẹp, nhất là vốn từ ngân sách nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu cho công tác quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, phát triển đô thị, phát triển sản xuất. Chưa kể là năng lực của một số chủ thể tham gia xây dựng còn một số hạn chế, nhất là các đơn vị tư vấn xây dựng; cán bộ làm công tác quy hoạch, quản lý xây dựng, quản lý đô thị năng lực chuyên môn còn nhiều hạn chế.

Trong khi đó, các quy định của pháp luật liên quan đến Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 và nội dung quy hoạch thuộc Luật Xây dựng năm 2014 có nhiều thay đổi, điều chỉnh; một số nội dung chưa quy định rõ, còn chồng chéo, mâu thuẫn giữa các luật có liên quan, gây một số khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật…

Vì vậy, qua kết quả đánh giá giám sát, Đoàn giám sát yêu cầu UBND tỉnh và các sở, ngành có liên quan tiếp tục giải trình làm rõ nguyên nhân và đề xuất các giải pháp thực hiện hiệu quả thời gian tới. Trong đó, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan giải trình làm rõ hơn với Đoàn giám sát về nguyên nhân tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và tỷ lệ đô thị hóa thấp; những bất cập trong quy hoạch xây dựng với quy hoạch chuyên ngành; công tác thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch thời gian qua.

Trên cơ sở tìm ra những nguyên nhân tồn tại, hạn chế, UBND tỉnh tổng hợp bổ sung vào báo cáo để Đoàn giám sát kiến nghị đến Quốc hội, Chính phủ có những chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho địa phương trong thời gian tới. Trước hết là kiến nghị Quốc hội tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai; có tổng kết, đánh giá việc thực hiện và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013.

Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai phải khắc phục được các vướng mắc, bất cập, bảo đảm sự thống nhất giữa các luật có liên quan. Đối với các luật khác có liên quan về đất đai thì phải có sự thống nhất với Luật Đất đai. Đồng thời, cần xem xét đổi mới chính sách về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, phương pháp xác định giá đất cụ thể theo hướng hiệu quả, bền vững.

Và những lưu ý tới đây

Cũng tại buổi họp Đoàn giám sát, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Mã Thị Tươi cho rằng, trong thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành đến nay, UBND tỉnh thực hiện nhiều kết quả quan trọng. Trong đó đã lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chung đô thị tại các trung tâm huyện lỵ, tỉnh lỵ và quy hoạch chung các đô thị loại V đạt 100%.

Bên cạnh đó, 100% quy hoạch chung xây dựng nông thôn (xã) được phê duyệt, có vai trò then chốt trong thực hiện các tiêu chí còn lại trong xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện phát huy hợp lý tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Hiện trên địa bàn tỉnh đã hình thành rõ các khu chức năng như: khu đô thị, thương mại dịch vụ, khu công nghiệp. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị được quy hoạch đồng bộ, đã và đang tiếp tục được đầu tư là cơ sở quan trọng thu hút các nhà đầu tư.

UBND tỉnh còn ban hành các quyết định phê duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đảm bảo quy định của pháp luật về đất đai. Đây là cơ sở để nhà nước quản lý thống nhất toàn bộ đất đai theo Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo việc sử dụng đất đai được tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả.

“Công tác lập, thẩm định và trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022. Do đó, UBND tỉnh cần tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện để trình HĐND tỉnh thông qua và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bảo đảm thời gian theo quy định”, bà Mã Thị Tươi nhấn mạnh.

Cũng theo bà Tươi, quy hoạch tỉnh Hậu Giang được phê duyệt chính là cơ sở để xây dựng các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hàng năm của tỉnh, đảm bảo tính kết nối đồng bộ giữa các quy hoạch, giúp khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển bền vững. Đó cũng là cơ sở để tổ chức triển khai, thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch giai đoạn 2021-2025.

Mặt khác, UBND tỉnh cần tiếp tục quan tâm huy động nguồn lực xã hội hóa và bố trí vốn ngân sách địa phương cho công tác lập quy hoạch, tăng tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết để cụ thể hóa nội dung của quy hoạch phân khu và quy hoạch chung đô thị, đảm bảo cho công tác quản lý đầu tư, xây dựng. Chấn chỉnh và chỉ đạo các ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ trong công tác lập, thẩm định, trình phê duyệt quy hoạch, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ. Nhất là quy hoach chi tiết xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch, kế hoạch sử dụng được phê duyệt…

QUỲNH LAM lược ghi

    热门排行

    友情链接